Mô Hình Thâm Canh Cá Rô Phi Thu Lãi Hơn 65 Triệu Đồng/ha

Ngày 2-12, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (Thái Nguyên) phối hợp với UBND xã Lương Phú đã tổ chức đánh giá Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính dòng gift theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện năm 2014".
Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.
Mô hình nhằm thay đổi tập quán nuôi trồng thủy sản tận dụng thức ăn tự nhiên sang thâm canh và bán thâm canh, góp phần tăng năng suất và thu nhập cho các hộ dân.
Qua đánh giá, sản lượng cá của mô hình đạt 90 tạ/ha (cao hơn so với mục tiêu ban đầu là 10 tạ/ha). Dự ước trong thời điểm xuất bán, nông dân thu được trên 445 triệu đồng/1,5ha, sau khi trừ chi phí cho thu lãi 65,5 triệu đồng/ha (cao hơn mục tiêu của dự án là 17 triệu đồng/ha).
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.