Nga Sắp Kiểm Tra Một Số Doanh Nghiệp Thủy Sản

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN-PTNT vừa có văn bản số 2012/QLCL-CL1 về đăng ký XK thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.
Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.
Để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất trước sự kiểm tra của FSVPS, Nafiqad yêu cầu 25 DN chế biến thủy sản đang được phép XK vào Liên minh Hải quan và 41 DN đã đăng ký với Nafiqad có nhu cầu XK vào Liên minh Hải quan, được rà soát đáp ứng các điều kiện tại Quyết định 1393/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/5/2009 của Bộ NN-PTNT (QĐ 1393) về việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh ATTP thủy sản XK sang Liên bang Nga: Duy trì điều kiện đảm bảo ATTP, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sản xuất, chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, báo cáo điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục các lô hàng bị cảnh báo…
Đối với các DN gửi đăng ký nhu cầu XK vào Liên minh Hải quan qua Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Cá tra: Đề nghị VASEP, Hiệp hội Cá tra rà soát các điều kiện quy định tại QĐ 1393 (đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP của Việt Nam và Liên bang Nga;
Có đầm nuôi riêng/hợp đồng ràng buộc với cơ sở nuôi; hợp đồng còn hiệu lực với nhà NK Liên bang Nga phù hợp với công suất sản xuất; kho lạnh bảo quản phù hợp với công suất) và tổng hợp, gửi danh sách các DN đáp ứng yêu cầu về Nafiqad.
Các DN chưa đăng ký và đang bị đình chỉ XK vào Liên minh Hải quan cũng phải rà soát, đối chiếu với điều kiện quy định tại Quyết định số 1393 như trên và gửi đăng ký nhu cầu XK thủy sản vào Liên bang Nga về các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.

Năm 2014, Trung tâm được giao 2 chương trình tham gia Hội chợ Foodex Nhật Bản (tháng 3) cho 14 DN và Hội chợ SIAL Pháp (tháng 10) cho 16 DN. Hầu hết các DN tham gia gian hàng tại các chương trình trên đều đánh giá cao công tác tổ chức tương đối chuyên nghiệp của Trung tâm.