Nga Muốn Nhập Lượng Lớn Táo, Khoai Tây, Cao Su, Thủy Sản…từ Việt Nam

Theo thông tin từ phía cơ quan thương mại Nga tại Việt Nam, hiện phía Nga đang muốn nhập số lượng lớn nông sản, trái cây, tôm, cá...từ Việt Nam
Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.
Cụ thể danh mục hàng loạt mặt hàng Nga đang có nhu cầu nhập như: cà chua, khoai tây, táo, rau, tôm, cá phi lê, gỗ, cá tra, cá ba sa, chè, cà phê, chè, rau quả, hạt tiêu, điều, cao su, điều,... và nhiều loại trái cây khác.
Ông Maxim Golikov cho biết từ khi Nga có căng thẳng với EU, doanh nghiệp VN tiếp cận Nga tăng lên từng ngày. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu nêu có 10 doanh nghiệp thủy sản VN đang bán vào Nga và đến nay con số này đã tăng lên 20 doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Bình Giang, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trên thực tế có rất nhiều nông sản, thủy sản ở Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu từ phía Nga đề ra nhưng vẫn còn nhiều trở ngại.
Cụ thể, hàng Việt Nam vào Nga chịu mức thuế cao, vận tải đường dài nên mất lợi thế cạnh tranh, rào cản kỹ thuật quá chặt chẽ, khó khăn trong chuyển đổi đồng Rup sang tiền Đồng, phương thức thanh toán đặt cọc 20-30% khiến nhiều doanh nghiệp Việt chìm trong nợ nần ...
Vì vậy, ông Giang đề nghị phía Nga chấp thuận danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu nông-lâm-thủy sản vào thị trường Nga do Cục Xuất nhập khẩu xung cấp. Đồng thời tiếp tục đàm phán để mở rộng cơ hội hợp tác cũng như giảm bớt các thủ tục, khó khăn hiện tại để đẩy mạnh cả về chất và lượng nông sản xuất vào Nga.
Về phía Nga, ông Maxim Golikov cho biết sẽ tiếp tục xin ý kiến từ Chính Phủ Nga về các vướng mắc mà Việt Nam đề xuất, can thiệp để các ngân hàng cho phép đổi tiền Rup sang tiền Đồng dễ dàng hơn…
Trao đổi về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng việc xuất khẩu nông sản vào Nga không phải là quá khó khăn đặc biệt là khi phía Nga đã có nhu cầu. Tuy nhiên, ngành chế biến nông sản sau thu hoạch của Việt Nam vẫn kém phát triển chưa theo kịp thế giới, giá trị thu về quá thấp so với tiềm năng. Cụ thể, việc xuất khẩu nông sản vào Nga đã có từ lâu nhưng trong suốt bao năm qua vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 1,6% trong tổng lượng xuất khẩu nông sản.
“Muốn phát đẩy mạnh xuất khẩu vào Nga phải thúc đẩy công nghiệp chế biến. Đồng thời có sự vào cuộc và phối hợp, hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đưa ra chính sách nhưng doanh nghiệp cũng phải chủ động đề xuất, tham gia phản biện chính sách của nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình đàm phán, tham vấn để nhà nước biết được nhu cầu của doanh nghiệp thế nào bởi chỉ có doanh nghiệp là biết rõ thông tin về thị trường, mặt hàng, cái khó khăn, thuận lợi của thị trường Nga...”, ông Hải nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.
Vụ đậu xanh năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trồng 1.066 ha (tăng 259 ha so năm trước), tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây 535 ha, Khánh Hưng 420 ha, Trần Hợi 79 ha, Khánh Bình Tây Bắc 17 ha và Khánh Bình Đông 15 ha. Đến nay, bà con thu hoạch được 30 ha, năng suất ước đạt từ 1,5 - 1,8 tấn/ha.

Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.
Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.