Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm

Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm
Ngày đăng: 09/06/2014

Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.

Qua tình hiểu thì giống tiêu ghép này được một số trại ươm giống, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn các huyện, thị xã mua hom về bán lại hoặc ươm thành bầu giống để bán cho nông dân. Một HTX trên địa bàn huyện Chư Jút ươm đến 40.000 cây tiêu rừng gốc Amazon đều bán hết.

Các chủ vườn ươm còn “ca ngợi” giống tiêu này có nhiều ưu điểm về năng suất và có thể thay thế các giống tiêu thường bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Thế nhưng, qua phản ánh của cơ quan nghiên cứu như Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh thì gốc ghép của giống tiêu này chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 thì xuất hiện hiện tượng chân voi và thoái hóa vết ghép...

Từ thời điểm này, chỗ ghép dễ bị tróc làm chết cây. Bên cạnh đó, giống tiêu này không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, giá bán giống tiêu ghép này cũng khá đắt đỏ. Với một hom giống có 2 đốt, giá bán là 15.000 đồng/hom.

Để giúp nông dân tránh những thiệt hại không đáng có, các cấp, ngành chức năng cần vào cuộc đưa ra những khuyến cáo cần thiết hoặc xác định rõ nguồn gốc cũng như sự thật về khả năng phát triển, kháng chịu bệnh của giống tiêu ghép này trên các vùng canh tác của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

21/06/2014
73 Hộ Nuôi Hơn 5.000 Động Vật Hoang Dã 73 Hộ Nuôi Hơn 5.000 Động Vật Hoang Dã

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

26/05/2014
An Giang Xuất Khẩu 66,7 Ngàn Tấn Cá Tra An Giang Xuất Khẩu 66,7 Ngàn Tấn Cá Tra

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.

21/06/2014
Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

26/05/2014
Nông Dân Để Ớt Khô Trên Cây Vì Giá Thấp Nông Dân Để Ớt Khô Trên Cây Vì Giá Thấp

Vụ ớt năm nay nông dân Kbang được mùa, bội thu, khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực. Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui của nông dân Kbang, bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay.

21/06/2014