Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm

Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.
Qua tình hiểu thì giống tiêu ghép này được một số trại ươm giống, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn các huyện, thị xã mua hom về bán lại hoặc ươm thành bầu giống để bán cho nông dân. Một HTX trên địa bàn huyện Chư Jút ươm đến 40.000 cây tiêu rừng gốc Amazon đều bán hết.
Các chủ vườn ươm còn “ca ngợi” giống tiêu này có nhiều ưu điểm về năng suất và có thể thay thế các giống tiêu thường bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Thế nhưng, qua phản ánh của cơ quan nghiên cứu như Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh thì gốc ghép của giống tiêu này chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 thì xuất hiện hiện tượng chân voi và thoái hóa vết ghép...
Từ thời điểm này, chỗ ghép dễ bị tróc làm chết cây. Bên cạnh đó, giống tiêu này không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, giá bán giống tiêu ghép này cũng khá đắt đỏ. Với một hom giống có 2 đốt, giá bán là 15.000 đồng/hom.
Để giúp nông dân tránh những thiệt hại không đáng có, các cấp, ngành chức năng cần vào cuộc đưa ra những khuyến cáo cần thiết hoặc xác định rõ nguồn gốc cũng như sự thật về khả năng phát triển, kháng chịu bệnh của giống tiêu ghép này trên các vùng canh tác của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi có mặt tại xã Cát Nê (Đại Từ - Thái Nguyên) vào đúng hôm Công ty cổ phần Đồng Xanh (Hưng Yên) đang tổ chức thu mua dưa chuột bao tử cho bà con nông dân nơi đây. Cầm số tiền vừa bán dưa chuột, khuôn mặt ai cũng rạng ngời.

Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.