Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

Anh Chức cho hay, năm 2011, một anh bạn thân mang từ Hà Nam về cho 4 con chim trĩ giống, trong đó có 1 con trống. Ban đầu anh Chức định nuôi làm chim cảnh nhưng thấy chim dễ nuôi, mau lớn, thức ăn dễ kiếm ở địa phương, anh quyết định nuôi chim trĩ theo hướng thương phẩm.
Sau 7 tháng nuôi, chim trĩ giống thành thục và đẻ trứng, mỗi con chim mái đẻ khoảng 200 trứng/năm. Sẵn có lò ấp trứng gia cầm bán công nghiệp, anh Chức cho trứng chim trĩ vào ấp. Sau 23-25 ngày thì trứng nở thành chim non và được anh Chức cho vào úm cho đến gần 1 tháng tuổi thì đưa ra nuôi bên ngoài.
Lứa trước gối lứa sau, từ đầu năm 2013 đến nay trong chuồng nhà anh Chức luôn có hàng trăm chim trĩ các loại tuổi. Tổng đàn lúc cao điểm đạt trên 1.000 con. Anh cho biết: “Chim trĩ rất dễ nuôi, kháng bệnh tốt, 4 năm qua chưa phát hiện dịch bệnh. Chi phí đầu tư nuôi chim trĩ rất thấp, lượng thức ăn đầu tư chỉ bằng 30% so với nuôi gà, giá trị thương phẩm cao hơn 2 lần so với gà, thích hợp phát triển chăn nuôi hình thức gia trại…”.
Từ thành công của mình, anh Chức đã hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã. Đã có trên 30 hộ được anh Chức hỗ trợ chim giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ để cùng phát triển kinh tế gia đình.
Hiện, chim trĩ giống của gia trại anh Trần Văn Chức được một số người dân ở Điện Bàn, Đại Lộc, Tiên Phước, Nông Sơn… tìm đến mua với giá 50.000 đồng/con (10 ngày tuổi) và chim thương phẩm khoảng 200.000 đồng/kg. Thu nhập mỗi năm trừ chi phí từ nuôi chim trĩ của gia đình anh khoảng 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các đề tài, dự án, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mang lại cuộc sống mới cho người dân nông thôn.

Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.

Hai năm gần đây, nhiều hộ dân ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Phong trào này đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Trước thực trạng hệ sinh thái biển ở Quảng Ngãi đang bị suy giảm nghiêm trọng, mới đây Dự án Khu bảo tồn biển Lý Sơn – một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam đã được UBND tỉnh thông qua và đang xúc tiến thực hiện sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững.

Những con tàu lớn sau nhiều hải trình chở dầu thô từ mỏ Bạch Hổ về Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào bờ sửa chữa, bảo trì máy móc, vỏ tàu. Ngày mai, dặm dài lướt trên mặt biển sẽ nhanh hơn, an toàn hơn nhờ “chiếc áo mới” ấy...