Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng

Trước năm 2000, vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất nên gia đình chị Dương rất khó khăn. Tham gia sinh hoạt Hội ND, được dự các lớp tập huấn chăn nuôi rồi được Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND xã Phú Hồ cho vay 3 triệu đồng, chị mua 2 con heo nái về nuôi. Sau một năm, chúng đẻ hơn 30 con, đem lại doanh thu hơn 7 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả này, năm 2011, chị xây 8 ô chuồng chăn nuôi heo - có quy mô lớn nhất xã Phú Hồ.
Chuồng heo nhà chị Dương gồm 2 dãy với tổng diện tích 400m2, trong đó diện tích chuồng nuôi heo thịt là 100m2, diện tích chuồng nuôi heo nái đẻ và heo hậu bị 200m2, còn lại 100m2 là nơi úm heo con. Lúc nào trong chuồng cũng có chừng 20 con heo nái thuần và 10 con heo thịt.
Nhờ chịu khó học hỏi kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cộng với việc thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo nên chị không chỉ hiểu rõ "khẩu vị" của heo, mà còn bắt bệnh được sớm cho chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chính vì vậy năng suất heo nhà chị luôn cao. Chị Dương cho biết: Chăn nuôi gối đầu nhiều lứa nên tháng nào gia đình cũng có heo xuất chuồng. Heo con cứ 10-12kg/con là xuất chuồng vì lúc này bán rất được giá.
Hiện nay chị là chủ trang trại nuôi heo làm ăn có hiệu quả, thu nhập từ chăn nuôi bình quân 100 triệu đồng/ năm sau khi đã trừ chi phí.
Hiện trong chuồng nuôi của chị có 20 con heo thịt, 10 con heo nái và 20 con heo con. Heo nhiều, vợ chồng chị xây hầm biogas để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Từ tiền bán heo, vợ chồng chị mua xe ô tô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ bà con trong xã.
Mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi và dịch vụ của gia đình chị trên 200 triệu đồng. Chị còn là thành viên tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, từng giúp đỡ một số hộ chăn nuôi ở trong xã ngăn chặn được dịch bệnh cho đàn gia súc.
Chị Dương tiết lộ, chị đang có kế hoạch nâng tổng đàn heo, xây chuồng trại nuôi 200 con gà thịt...
Có thể bạn quan tâm

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...