Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng

Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng
Ngày đăng: 21/02/2012

Trước năm 2000, vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất nên gia đình chị Dương rất khó khăn. Tham gia sinh hoạt Hội ND, được dự các lớp tập huấn chăn nuôi rồi được Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND xã Phú Hồ cho vay 3 triệu đồng, chị mua 2 con heo nái về nuôi. Sau một năm, chúng đẻ hơn 30 con, đem lại doanh thu hơn 7 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả này, năm 2011, chị xây 8 ô chuồng chăn nuôi heo - có quy mô lớn nhất xã Phú Hồ.

Chuồng heo nhà chị Dương gồm 2 dãy với tổng diện tích 400m2, trong đó diện tích chuồng nuôi heo thịt là 100m2, diện tích chuồng nuôi heo nái đẻ và heo hậu bị 200m2, còn lại 100m2 là nơi úm heo con. Lúc nào trong chuồng cũng có chừng 20 con heo nái thuần và 10 con heo thịt.

Nhờ chịu khó học hỏi kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cộng với việc thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo nên chị không chỉ hiểu rõ "khẩu vị" của heo, mà còn bắt bệnh được sớm cho chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chính vì vậy năng suất heo nhà chị luôn cao. Chị Dương cho biết: Chăn nuôi gối đầu nhiều lứa nên tháng nào gia đình cũng có heo xuất chuồng. Heo con cứ 10-12kg/con là xuất chuồng vì lúc này bán rất được giá.

Hiện nay chị là chủ trang trại nuôi heo làm ăn có hiệu quả, thu nhập từ chăn nuôi bình quân 100 triệu đồng/ năm sau khi đã trừ chi phí.

Hiện trong chuồng nuôi của chị có 20 con heo thịt, 10 con heo nái và 20 con heo con. Heo nhiều, vợ chồng chị xây hầm biogas để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Từ tiền bán heo, vợ chồng chị mua xe ô tô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ bà con trong xã.

Mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi và dịch vụ của gia đình chị trên 200 triệu đồng. Chị còn là thành viên tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, từng giúp đỡ một số hộ chăn nuôi ở trong xã ngăn chặn được dịch bệnh cho đàn gia súc.

Chị Dương tiết lộ, chị đang có kế hoạch nâng tổng đàn heo, xây chuồng trại nuôi 200 con gà thịt...


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Giúp Nông Dân Tăng Cường Ứng Dụng Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Giúp Nông Dân Tăng Cường Ứng Dụng Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

04/04/2014
Người Nuôi Nghêu Ở Cà Mau Lại Lao Đao Người Nuôi Nghêu Ở Cà Mau Lại Lao Đao

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

26/07/2014
Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

04/04/2014
Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

26/07/2014
Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

04/04/2014