Nắng Thiêu Đốt Miền Tây Nghệ An

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.
Nhiều vùng bà con đã phải lùa trâu bò và gia súc vào rừng trốn nắng từ rất sớm. Nắng nóng làm cho các khe suối, hồ đập mau bị khô cạn, nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng và cả thiếu nước sinh hoạt cho người và gia súc.
Một điều đáng quan tâm là trong khi các giếng nước gia đình có nguy cơ bị khô cạn, thì nguồn nước sông Lam hay các khe suối bị khai thác vàng sa khoáng tại thượng nguồn các khe ở Tương Dương, Quỳ Hợp làm cho dòng sông, dòng suối nước đục ngầu và bị hóa chất lọc vàng thải ra không những người không dùng được mà ngay cả trâu, bò cũng không dám xuống đằm hay uống.
Nguồn nước sinh hoạt có khả năng thiếu là mối lo thứ nhất. Mối lo thứ hai là cắt điện theo chu kỳ tiết giảm điện. Mặc dầu trước khi vào mùa hè nhiều thông tin nói rằng năm nay mùa hè không lo thiếu điện, nhưng gần đây thông tin thiếu điện lại được nhắc đến làm nhân dân lo lắng thêm. Một số vùng tại Con Cuông, Anh Sơn mấy hôm nay vẫn bị mất điện không rõ lý do. Khi cái nắng trên 40oC cùng với gió Lào quạt sấy suốt ngày đêm, bà con lo mất điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.
Có thể bạn quan tâm

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.

Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).