Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương đang triển khai hỗ trợ 30 - 60% nguồn vốn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, cây trồng cho nông dân xã Đạ Nhim, xã Lát, xã Đạ Chais và thị trấn Lạc Dương.
Theo đó, trên diện tích chuyển đổi trồng mới 2,7ha giống cây cam đường ghép ở xã Đạ Chais và xã Đạ Nhim (trung bình 0,5ha/hộ), số tiền cây giống trên 1ha được Nhà nước hỗ trợ 14,7 triệu đồng (tỷ lệ 60%); hộ nông dân đối ứng 9,8 triệu đồng (tỷ lệ 40%).
Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).
Đây là nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ ưu tiên trước hết cho những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, sau đó xét đến những hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật mới.
Tất cả những hộ thụ hưởng vốn Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng đều được tổ chức bình chọn công khai từ thôn đến xã (thị trấn) rồi chuyển lên cấp huyện phê duyệt thông qua.
Có thể bạn quan tâm

Đó là một trong những đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn - Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH Việt Nam trong buổi làm việc ngày 10.11 với Ban đại diện HĐQT chi nhánh ngân hàng này tại tỉnh Bình Thuận.

Với tiềm năng, lợi thế hồ chứa, những năm qua, Trung tâm Khuyên nông - Khuyến ngư Hòa Bình đã triển khai nhiều mô hình: Nuôi cá lồng hồ chứa tại hồ Hòa Bình, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập.

Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau phải đóng cho xã gần 2 triệu đồng/ha để mua giống tràm trồng lại sau khi khai thác. Thế nhưng, cây tràm giống mà xã cung cấp vừa mới trồng đã chết sạch.

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.