Nắng Thiêu Đốt Miền Tây Nghệ An

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.
Nhiều vùng bà con đã phải lùa trâu bò và gia súc vào rừng trốn nắng từ rất sớm. Nắng nóng làm cho các khe suối, hồ đập mau bị khô cạn, nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng và cả thiếu nước sinh hoạt cho người và gia súc.
Một điều đáng quan tâm là trong khi các giếng nước gia đình có nguy cơ bị khô cạn, thì nguồn nước sông Lam hay các khe suối bị khai thác vàng sa khoáng tại thượng nguồn các khe ở Tương Dương, Quỳ Hợp làm cho dòng sông, dòng suối nước đục ngầu và bị hóa chất lọc vàng thải ra không những người không dùng được mà ngay cả trâu, bò cũng không dám xuống đằm hay uống.
Nguồn nước sinh hoạt có khả năng thiếu là mối lo thứ nhất. Mối lo thứ hai là cắt điện theo chu kỳ tiết giảm điện. Mặc dầu trước khi vào mùa hè nhiều thông tin nói rằng năm nay mùa hè không lo thiếu điện, nhưng gần đây thông tin thiếu điện lại được nhắc đến làm nhân dân lo lắng thêm. Một số vùng tại Con Cuông, Anh Sơn mấy hôm nay vẫn bị mất điện không rõ lý do. Khi cái nắng trên 40oC cùng với gió Lào quạt sấy suốt ngày đêm, bà con lo mất điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.