Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng tầm gạo thơm đặc sản

Nâng tầm gạo thơm đặc sản
Ngày đăng: 22/05/2015

Sức hút từ thị trường

Một chủ DN kinh doanh lúa gạo tại Sóc Trăng nhận xét: Đối với dòng sản phẩm gạo thơm đặc sản Sóc Trăng, qua nhiều năm vẫn giữ được mức giá cao, ổn định là do nằm trong phân khúc thị trường gạo thơm nội địa nhu cầu còn lớn.

Anh hùng lao động Hồ Quang Cua, nguyên Phó GĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng, tác giả chính trong nhóm cán bộ khoa học nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa thơm ST đánh giá: Nhiều năm qua, gạo Thai hom mali và Pathumthani đã được các DN nhập khẩu về bán tại một số siêu thị trong nước.

Hiện ước tính mỗi năm hàng chục ngàn tấn lúa Thơm Lài được nhập từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ. Trong nước, nhiều giống lúa thơm nhập nội như Tsengtao, VĐ20 từ Đài Loan, giống Khao jaw hom Klongluang do công chúa Thái Lan tặng Viện lúa ĐBSCL; Jasmin 85 từ Mỹ, IR841 từ Viện lúa quốc tế (IRRI)…

Riêng ở Sóc Trăng, sau quá trình nghiên cứu, lai tạo các giống lúa thơm ST ra đời phát triển. Gạo thơm đặc sản Sóc Trăng nhanh chóng “nổi lên” là một trong những loại gạo có sức hút mạnh tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội.

Hiện đã có một số DN ở Sóc Trăng, Cần Thơ đã bắt tay liên kết với nông dân SX và thu mua lúa chế biến gạo thơm XK.

Nông dân trồng lúa thơm cũng có lợi nhuận cao hơn lúa thường. Ở xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, nhiều nông dân có kinh nghiệm SX lúa thơm thừa nhận: Sau khi được tập huấn chuyển giao kỹ thuật SX theo quy trình canh tác lúa ST tiết kiệm được chi phí SX; năng suất thực tế đạt bình quân 7-8 tấn/ha (lúa thường 5-7,5 tấn/ha).

Nếu tính theo giá lúa thơm ST20 hiện bình quân 6.300đ/kg vẫn cao hơn 1.200-1.500đ/kg so với các giống lúa thường và lợi nhuận đạt 9,6-9,7 triệu đồng/ha (SX các giống lúa thường chỉ đạt 5-7 triệu đồng/ha).

Ông Lê Thành Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: “Sóc Trăng chọn SX lúa thơm đặc sản là hướng đi đúng. Sắp tới để đảm bảo độ thuần giống, tỉnh chọn từ hai giống lúa ST và Tài Nguyên duy trì chất lượng ổn định. Vừa qua Tổng Cty Lương thực Miền Nam, Viện lúa ĐBSCL và tỉnh Sóc Trăng đã bắt tay xây dựng thương hiệu gạo ngon cho thị trường cao cấp, hướng tới đạt giá trị 800 USD/tấn.

Hiện nay các giống lúa ST, Tài Nguyên có giá trên 7.000đ/kg. Đặc biệt giống lúa ST21 hạt nhỏ, ngắn nhưng thơm và mềm cơm, năng suất lúa tươi 10 tấn/ha, do hút hàng nên giá tăng lên 7.000đ/kg, cao hơn 1.900 đ/kg so với thời điểm cuối vụ ĐX năm trước.

Nâng tầm

Theo các chuyên gia nghiên cứu lúa gạo, Việt Nam tuy có nhiều giống lúa thơm đặc sản, ngon cơm có giá trị, song đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo mang tầm quốc gia, mà người tiêu dùng thế giới biết đến.

Tại hội thảo nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong SX và tiêu thụ lúa gạo đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, nhiều nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, trường ĐH Cần Thơ..., tham dự, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng bày tỏ: Thị trường XK gạo còn khó khăn. Sản phẩm gạo thơm đặc sản còn tiêu thụ theo hình thức “buôn chuyến”.

Tỉnh Sóc Trăng muốn đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả SX lúa gạo cho địa phương và nông dân vùng ĐBSCL.

Hiện nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học của tỉnh Sóc Trăng đã chọn tạo thành công các giống lúa ST, trong đó nổi bật giống ST20 đạt giải thưởng thành tựu sáng tạo năm 2014 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đồng thời đạt phẩm chất gạo ngon thương hiệu Việt tại Festival lúa gạo lần thứ 2 ở tỉnh Sóc Trăng.

Nhóm các giống lúa ST5, ST16, ST19, ST20 còn là nguồn vật liệu để chọn tạo, lai tạo giống mới. Mới đây các giống lúa đặc sản ST đỏ, ST21, ST22…ra đời, đáp ứng yêu cầu SX lúa và trị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Hiện tỉnh Sóc Trăng hướng đến mục tiêu tổ chức, mở rộng SX và xây dựng thương hiệu gạo thơm đặc sản.


Có thể bạn quan tâm

Để vụ lúa thành công trên đất tôm Để vụ lúa thành công trên đất tôm

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

18/08/2015
Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

18/08/2015
Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

18/08/2015
Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015
Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015