Năng suất giống lạc L14 qua phục tráng tăng 4,5 tạ/ha

Năng suất Lạc L14 của mô hình cao hơn lạc L14 sản xuất đại trà 4,5 tạ/ha.
Mô hình nhân rộng giống lạc L14 đã qua phục tráng được xây dựng tại 5 xã: Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Phong, Nghi Xá và Nghi Kiều (Nghệ An), có tổng diện tích 17 ha với 398 hộ dân tham gia.
Lạc được gieo trỉa bằng giống L14 nguyên chủng nhận từ Trung tâm đậu đỗ - Viện KHKT nông nghiệp Trung ương.
Qua giám sát và đánh giá mô hình, hội thảo khẳng định: lạc L14 đã qua phục tráng sản xuất trong mô hình có tỷ lệ nảy mầm cao, đạt 90 - 95%.
Cây đứng, gọn lá, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết tốt, ít bị bệnh.
Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.
Lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các xã xây dựng mô hình lạc vụ đông đã qua phục tráng phải có kế hoạch phân bổ giống lạc cho nông dân sản xuất vụ xuân 2016.
Đồng thời, yêu cầu các địa phương trong huyện xây dựng kế hoạch để nhân rộng, phấn đấu trong vòng hai đến ba năm, toàn huyện có khoảng 800 đến 1.000ha lạc xuân sản xuất bằng giống L14 phục tráng.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".

Thời điểm này nhiều người trồng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) ở thôn Tê Chử, xã Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đứng ngồi không yên do trước đó, nhiều ruộng cà đang trồng xanh tươi bỗng héo rũ, xoăn ngọn, vàng lá, chết hàng loạt. Bà con cộng thêm lo lắng khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.