Năng suất giống lạc L14 qua phục tráng tăng 4,5 tạ/ha

Năng suất Lạc L14 của mô hình cao hơn lạc L14 sản xuất đại trà 4,5 tạ/ha.
Mô hình nhân rộng giống lạc L14 đã qua phục tráng được xây dựng tại 5 xã: Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Phong, Nghi Xá và Nghi Kiều (Nghệ An), có tổng diện tích 17 ha với 398 hộ dân tham gia.
Lạc được gieo trỉa bằng giống L14 nguyên chủng nhận từ Trung tâm đậu đỗ - Viện KHKT nông nghiệp Trung ương.
Qua giám sát và đánh giá mô hình, hội thảo khẳng định: lạc L14 đã qua phục tráng sản xuất trong mô hình có tỷ lệ nảy mầm cao, đạt 90 - 95%.
Cây đứng, gọn lá, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết tốt, ít bị bệnh.
Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.
Lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các xã xây dựng mô hình lạc vụ đông đã qua phục tráng phải có kế hoạch phân bổ giống lạc cho nông dân sản xuất vụ xuân 2016.
Đồng thời, yêu cầu các địa phương trong huyện xây dựng kế hoạch để nhân rộng, phấn đấu trong vòng hai đến ba năm, toàn huyện có khoảng 800 đến 1.000ha lạc xuân sản xuất bằng giống L14 phục tráng.
Có thể bạn quan tâm

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.