Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau

Như tin đã đưa, gần 2 tuần nay, rau xanh trên thị trường Hà Nội tăng cao. Có loại rau tăng 50%, có loại rau tăng lên đến 100% so với cuối tháng 10.
Xăng dầu giảm giá, rau xanh tăng giá
Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.
Đến với vùng sản xuất rau an toàn của huyện Thanh Trì, Hà Nội, phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã ghi nhận được ý kiến của nhiều hộ trồng rau nơi đây chia sẻ, trong những ngày qua hầu hết các diện tích rau, từ cải bắp, súp lơ, và cà chua, rau cải xanh, cải ngồng đều bị thối nhũn từ dưới lên, từ trong ra ngoài. Nhìn bề ngoài thì tất cả các loại rau đều ở trong tình trạng "cháy" hết lá ngoài.
Bà Ngô Thị Vân ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, gia đình bà chỉ trồng chủ yếu là súp lơ xanh. Hoa lơ mới to chưa bằng miệng bát ăn cơm bà đã phải cắt bán. Nếu để nữa sẽ hỏng hết, vì nhiều cái lơ đang bị thối từ trong ra. Nhiều cái cắt lên rồi lại phải bỏ đi không ăn, không bán được.
Vùng rau của Yên Mỹ chỉ trồng súp lơ, cải bắp, cà chua là chính. Nhiều ngày qua mưa kéo dài làm cho độ ẩm lên cao, đất ướt sũng, bắp cải thì bị thối từ dưới lên, còn súp lơ bị thối từ trong hoa lơ ra ngoài. Ngay tại vùng trồng, bà con đã bán giá rau tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với cuối tháng 10.
Mỗi bắp cải bán tại ruộng trước kia là từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái, nay bán với giá từ 7.000 đến 10.000 đồng/cái. Súp lơ có giá bán từ 2 đến 3 nghìn đồng/cái nay bán từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái. Tại chợ quê của huyện Thanh Trì, rau cải xanh, cải ngồng có giá bán từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg tùy theo từng loại rau, tăng từ 50% đến 100% so với trưới khi trời mưa kéo dài nhiều ngày.
Nguồn bài viết: http://www.ktdt.vn/kinh-te/tin-tuc/2014/11/81028722/rau-xanh-dat-tu-vung-trong-rau/
Có thể bạn quan tâm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.