Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Giá Thu Mua Giải Pháp Giúp Ngư Dân Bám Biển

Nâng Giá Thu Mua Giải Pháp Giúp Ngư Dân Bám Biển
Ngày đăng: 30/06/2014

Các giải pháp hỗ trợ ngư dân bám biển dù đã được triển khai trong suốt nhiều năm qua, nhưng thực tế đến nay thu nhập của ngư dân vẫn chưa tương xứng.

Cảng cá Quy Nhơn, Bình Định là một trong những cảng cá quy mô lớn khu vực miền Trung, mỗi ngày ở đây có đến hàng trăm tàu cá cập cũng như xuất bến. Dù trong thời gian qua, tàu Trung Quốc tìm cách xua đuổi, đâm tàu cá ngư dân Việt Nam nhưng ngày nào ở cảng cá này cũng hoạt động nhộn nhịp bởi ngư dân vẫn quyết tâm vươn khơi.

Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cảng cá Quy Nhơn cho biết, điều mà ngư dân băn khoăn nhất lúc này là giá cá hiện quá thấp, không đúng với giá thị trường nên rất nhiều tàu cá lỗ phí tổn.

Thống kê mới nhất từ Chị cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định, từ đầu năm đến nay, có 95% số tàu hành nghề câu tay vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương ở vùng biển khơi miền Trung, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng khoảng 705 tấn. Sản lượng cá ngừ khai thác đạt cao, nhưng giá sàn chỉ dao động từ 75.000-80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.

Không ít ngư dân cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ dầu, vốn vay, thì giá cá phải được nâng lên phù hợp với giá thị trường. Ví như mặt hàng cá ồ, cá nục tại các bến cá, giá mà ngư dân bán ra chỉ là hơn 10.000 đồng/kg, nhưng khi ra đến chợ giá cá được bán gấp đôi.

Như vậy, có thể thấy lợi nhuận ở đây thuộc về thương lái. Cũng chính vì điều này mà việc vận động doanh nghiệp, tư thương tăng giá thu mua cá cho ngư dân đang được các cảng cá ở Bình Định triển khai.

Hiện nay, ngoài việc giúp ngư dân nâng cao thu nhập bằng việc đầu tư phương tiên đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản, thì việc vận động doanh nghiệp giảm bớt một phần lợi nhuận để ngư dân có thêm thu nhập, không phải lỗ vốn sau mỗi chuyến biển sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.


Có thể bạn quan tâm

“Đánh” bẫy tôm hùm “Đánh” bẫy tôm hùm

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.

16/04/2015
Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện đặc thù của nghề nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng sông nước, vùng cửa biển thì việc có điện phục vụ nuôi trồng và sinh hoạt thường ngày là cả một vấn đề nan giải… Việc một ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mạnh dạn bỏ số tiền khá lớn đầu tư hệ thống điện gió và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt đã làm rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thú vị.

16/04/2015
Clip bắt được cá tầm Clip bắt được cá tầm "khủng"… chỉ là sản phẩm dàn dựng

Chiều 13/4, Trưởng Công an xã Đạ Chais (Lạc Dương - Lâm Đồng) Cao Xuân Thịnh khẳng định: “Chưa rõ mục đích của những người tung tin trên, nhưng clip mà các trang mạng thông tin, gây xôn xao dư luận trong những ngày qua chỉ là sản phẩm dàn dựng”.

16/04/2015
Lộng hành trộm cá, tôm Lộng hành trộm cá, tôm

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.

16/04/2015
Khó khăn cho người nuôi tôm hùm Khó khăn cho người nuôi tôm hùm

Tình hình bệnh trên tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu (Phú Yên) diễn biến rất phức tạp, khiến người nuôi gặp khó khăn. Trong khi đó, hiện là thời điểm xuất bán tôm hùm thịt, nhưng giá tôm xuống thấp làm cho người nuôi ở TX Sông Cầu đã khó lại càng khó khăn hơn…

16/04/2015