Nâng Giá Thu Mua Giải Pháp Giúp Ngư Dân Bám Biển

Các giải pháp hỗ trợ ngư dân bám biển dù đã được triển khai trong suốt nhiều năm qua, nhưng thực tế đến nay thu nhập của ngư dân vẫn chưa tương xứng.
Cảng cá Quy Nhơn, Bình Định là một trong những cảng cá quy mô lớn khu vực miền Trung, mỗi ngày ở đây có đến hàng trăm tàu cá cập cũng như xuất bến. Dù trong thời gian qua, tàu Trung Quốc tìm cách xua đuổi, đâm tàu cá ngư dân Việt Nam nhưng ngày nào ở cảng cá này cũng hoạt động nhộn nhịp bởi ngư dân vẫn quyết tâm vươn khơi.
Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cảng cá Quy Nhơn cho biết, điều mà ngư dân băn khoăn nhất lúc này là giá cá hiện quá thấp, không đúng với giá thị trường nên rất nhiều tàu cá lỗ phí tổn.
Thống kê mới nhất từ Chị cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định, từ đầu năm đến nay, có 95% số tàu hành nghề câu tay vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương ở vùng biển khơi miền Trung, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng khoảng 705 tấn. Sản lượng cá ngừ khai thác đạt cao, nhưng giá sàn chỉ dao động từ 75.000-80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.
Không ít ngư dân cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ dầu, vốn vay, thì giá cá phải được nâng lên phù hợp với giá thị trường. Ví như mặt hàng cá ồ, cá nục tại các bến cá, giá mà ngư dân bán ra chỉ là hơn 10.000 đồng/kg, nhưng khi ra đến chợ giá cá được bán gấp đôi.
Như vậy, có thể thấy lợi nhuận ở đây thuộc về thương lái. Cũng chính vì điều này mà việc vận động doanh nghiệp, tư thương tăng giá thu mua cá cho ngư dân đang được các cảng cá ở Bình Định triển khai.
Hiện nay, ngoài việc giúp ngư dân nâng cao thu nhập bằng việc đầu tư phương tiên đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản, thì việc vận động doanh nghiệp giảm bớt một phần lợi nhuận để ngư dân có thêm thu nhập, không phải lỗ vốn sau mỗi chuyến biển sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong 2 tháng đầu tiên của vụ sản xuất chính cũng như sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay đều thấp hơn cùng kỳ.

Do khổ thông thuyền thấp, cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vô tình trở thành vật cản, chia cắt luồn lạch di chuyển, khiến tàu thuyền của ngư dân thôn Thạnh Đức 1 không về được đầm Nước Mặn để neo trú. Không chịu “đầu hàng” trước trở ngại, ngư dân nơi đây đã nảy ra sáng kiến làm cabin “hai tầng”, có thể tháo rời tầng trên nhằm dễ dàng hạ độ cao, giúp tàu vượt “gầm cầu” thấp, tiến ra biển lớn.

Nhà máy chế biến tinh dầu quế xây dựng tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đi vào hoạt động mỗi năm sử dụng 10.000 tấn cành lá quế, tạo sự an tâm cho người trồng quế về thị trường đầu ra. Đây là “mắt xích” rất quan trọng tạo ra chuỗi khép kín trong quy trình trồng và tiêu thụ quế để cho thương hiệu quế Trà Bồng càng có điều kiện vươn xa.

Đợt lũ nghịch mùa cuối tháng 3.2015 khiến nhiều diện tích hoa màu hư hỏng. Bù lại, những ngày qua, người trồng đậu phụng đang vui mừng, phấn khởi vì đậu phụng vừa được mùa lại được giá.

Kể từ khi thành phố mở rộng, sáp nhập thêm các xã biển là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi xuất hiện thêm nghề biển. Với số lượng tàu thuyền, sản lượng đánh bắt chiếm đến 40% của cả tỉnh, TP Quảng Ngãi bây giờ đã trở thành “trung tâm” nghề biển…