Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Đỡ Sức Vươn Lên Của Hộ Nghèo

Nâng Đỡ Sức Vươn Lên Của Hộ Nghèo
Ngày đăng: 02/04/2014

Theo Quyết định số 2621/2013 của Thủ tướng Chính phủ, từ 1.1.2014, hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo được vay tối đa 10 triệu đồng tại Ngân hàng CSXH với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo hiện hành.

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH đã trao đổi với phóng viên NTNN về việc tổ chức thực hiện Quyết định 2621.

Ông Nguyễn Văn Lý cho biết, Quyết định số 2621 của Thủ tướng Chính phủ ngày 31.12.2013 có nội dung sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

Ngày 23.1.2014, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn 533 về việc mức hỗ trợ vay vốn. Ngân hàng CSXH đã hướng dẫn chi nhánh Ngân hàng CSXH các tỉnh thực hiện Quyết định 2621.

Xin ông cho biết cụ thể hơn về chính sách cho hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo vay vốn ưu đãi theo Quyết định 2621?

Hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo nếu có nhu cầu thì được vay vốn ưu đãi với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo. Lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay là 0,65%/tháng thì lãi suất cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo chỉ là 0,325%/tháng.

Theo Quyết định 2621 thì mức vay tối đa là 10 triệu đồng/hộ, thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 năm. Tiền vay được dùng cho mục đích mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định này được áp dụng đối với các khoản vay phát sinh kể từ ngày 1.1.2014.

Trong trường hợp người vay đã vay vốn chương trình hộ nghèo trước đó hoặc hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên mức 10 triệu đồng và thời hạn vay vốn trên 3 năm thì được giải quyết thế nào, thưa ông?

Trường hợp người vay đã vay vốn chương trình tín dụng hộ nghèo (kể cả trường hợp đã vay 30 triệu đồng), nếu có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề thì tiếp tục được vay thêm tối đa 10 triệu đồng, lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong thời hạn tối đa là 3 năm.

Trường hợp hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên 10 triệu đồng và thời gian vay vốn trên 3 năm thì số tiền vay trên 10 triệu đồng và thời gian vay vốn trên 3 năm được áp dụng lãi suất như cho vay hộ nghèo và các quy định về cho vay hộ nghèo hiện hành. Lưu ý, các quy định trên được áp dụng cho đối tượng là hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ.

Ngân hàng CSXH đã chủ động nguồn vốn từ đâu để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, thưa ông?

Theo ông Nguyễn Văn Lý, hiện tổng nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đạt 120.000 tỷ đồng. Việc thực hiện cho vay mới đối với hộ nghèo trên các địa bàn huyện nghèo cũng không ảnh hưởng đến kế hoạch tín dụng của Ngân hàng CSXH năm 2014 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên địa bàn các huyện nghèo hiện có khoảng 700.000 hộ, trong đó có hơn 3.000 hộ nghèo. Dự kiến, quy mô nguồn vốn cho vay theo Quyết định 2621 của Thủ tướng Chính phủ là trên dưới 2.000 tỷ đồng và giải ngân trong 2-3 năm. Nếu mỗi năm tăng thêm 600 tỷ đồng thì không quá lớn so với năng lực của Ngân hàng CSXH và có thể bố trí được.

Có ý kiến lo ngại việc cho vay 10 triệu đồng với lãi suất 0,325%/tháng, trong 3 năm sẽ làm hộ nghèo ỷ lại. Quan điểm của Ngân hàng CSXH thế nào?

Các huyện nghèo điều kiện cực kỳ khó khăn, không chỉ về tự nhiên mà còn về mặt kinh tế, xã hội. Mặt bằng dân trí thấp, điều kiện sản xuất khó, giao thông đi lại không thuận tiện nên giá nông sản cũng thấp, sức vươn lên của người dân còn thấp. Quyết định 2621 là tăng thêm ưu tiên đối với sản xuất tại các huyện nghèo, góp phần động viên, khuyến khích, nâng đỡ sức vươn lên của hộ nghèo.

Chương trình vay vốn ưu đãi không làm bà con ỷ lại vì vẫn có lãi suất dù ở mức thấp. Điều này vừa nhắc nhở hộ nghèo có trách nhiệm với đồng vốn vay, vừa kết nối thường xuyên hộ nghèo với các hoạt động giao dịch của Ngân hàng CSXH. Điều này cũng phù hợp với quan điểm giảm các chương trình cho không, tăng các chương trình hỗ trợ cho đầu tư của Chính phủ…

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

11/09/2015
Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu

Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.

11/09/2015
Nghe thương lái gạ trồng chùm ngây, nông dân khóc ròng Nghe thương lái gạ trồng chùm ngây, nông dân khóc ròng

Hàng chục hecta cây chùm ngây sau một năm trồng đang độ thu hoạch nhưng lại bí đầu ra. Bà con nông dân ở Thanh Hóa không biết bán ở đâu, đành chấp nhận thả nổi.

11/09/2015
Nhu cầu thị trường tăng cao, rau củ của Đà Lạt tăng giá mạnh Nhu cầu thị trường tăng cao, rau củ của Đà Lạt tăng giá mạnh

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước.

11/09/2015
Thị trường gạo Việt Nam đang mất dần Thị trường gạo Việt Nam đang mất dần

Giá thức ăn chăn nuôi cao kéo theo giá sản phẩm chăn nuôi cao, khó cạnh tranh với nước ngoài. Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn cơ hội thay đổi để cạnh tranh với các đối thủ ngoại khi nước ta tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

11/09/2015