Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Tham gia hội thảo có đại diện Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, UBND xã Phước Minh, Cty CP Mía đường Thành Thành Công, Cty CP Đường Biên Hòa, Cty CP Đường Nước Trong và 25 nông dân trồng mía điển hình.
Sau khi ThS. Phạm Văn Tùng trình bày báo cáo về thực trạng độ phì của đất xám trồng mía ở Tây Ninh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất trồng mía, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đưa ra các kỹ thuật nhằm duy trì độ phì của đất như che phủ bằng nguồn ngọn lá mía, luân xen canh với cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ, bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước…
Các đại biểu đã đi tham quan mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phước Minh. Theo đánh giá, năng suất mía trong mô hình đạt trên 120 tấn/ha, cao hơn so với mô hình canh tác thông thường 20 tấn/ha.
Hy vọng rằng, sau hội thảo, mô hình canh tác mía tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất nêu trên sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả SX mía, chế biến đường, cũng như khả năng cạnh tranh của ngành mía đường khi hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra

Do thời tiết âm u kéo dài, nên sâu bệnh đã “tấn công” những vườn vải thiều đang ra hoa ở Hải Dương.

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn, giá cá tra đang sụt giảm, người nuôi không có lời, thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi cá tra.

Những năm gần đây, cây ca cao được người dân huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) trồng xen dưới tán điều, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho không ít gia đình. Mới đây, tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc), gia đình ông Huỳnh Văn Tiên đã thí điểm mô hình ca cao trồng xen dưới tán xoài, bước đầu khá hiệu quả.