Nâng Chất Đàn Bò Sữa

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học -kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa tại TP.HCM đang mang lại những kết quả tích cực.
Tại đây, vào tháng 8.2013, trại trình diễn và thực hiện chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã được khánh thành. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng suất sữa đạt 8.000 kg/con/năm, giảm chi phí sản xuất; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện “Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF)” ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… của Israel trong chăn nuôi bò sữa cao sản.
Theo báo cáo mới nhất của Sở NNPTNT TP.HCM, đàn bò sữa trong trại phát triển rất tốt. Trong đó có trên 50 con bò sữa đang cho khai thác với sản lượng bình quân từ 21,7 – 22,5kg sữa/con/ngày, cá biệt có con cho sản lượng sữa trên 30kg/ngày. Trong khi trước đó, khi chưa thực hiện dự án, bò sữa chỉ cho sản lượng khai thác bình quân 8,5kg/con/ngày.
Cũng theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện nay các quy trình chăm sóc, khai thác sữa của đàn bò đều được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt trong khâu vắt sữa, các con bò đều được giám sát thông qua các con chip điện tử nên rất dễ quản lý. Các con bò đang khai thác được vắt sữa 3 lần/ngày bằng máy. Dựa trên những kết quả bước đầu, Sở NNPTNT TP.HCM dự kiến trong năm 2014, sản lượng sữa khai thác sẽ ước đạt khoảng 25kg/con/ngày như mục tiêu dự án đề ra.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho rằng những kết quả đạt được từ trại bò đang mang lại những tín hiệu tích cực. Sản lượng khai thác sữa của các con bò trong trại trên cao gấp 1,5 lần các hộ nuôi bò theo hình thức thông thường.
Cũng theo ông Liêm, hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 90.000 con bò sữa, chiếm hơn 51% tổng đàn bò sữa và trên 61% sản lượng sữa của cả nước. Chủ trương của thành phố trong thời gian tới là không tăng số lượng đàn bò sữa, nhưng khuyến khích tăng quy mô, phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với việc áp dụng khoa học -công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong chăn nuôi bò sữa.
“Tôi cho rằng với số lượng đàn bò sữa của thành phố hiện nay, nếu nhân rộng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến DDEF của Israel sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời thành phố cũng phát huy được thế mạnh của mình trong chăn nuôi ở vùng đô thị” – ông Liêm đánh giá.
Có thể bạn quan tâm

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.