Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới

Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 11/11/2015

Mô hình trạm bơm được đầu tư tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng đánh giá: “Qua nghiên cứu, chúng tôi đã phân chia vùng sinh thái của tỉnh ra thành 8 tiểu vùng theo quan điểm của thủy lợi - tài nguyên nước.

Qua đó, đánh giá được hiện trạng hệ thống thủy lợi (HTTL) của Hậu Giang đa phần còn nhiều khuyết điểm nên chúng tôi đã có nhiều giải pháp đề nghị và thực hiện một số mô hình mẫu ở các điểm nghiên cứu.

Hy vọng, qua đây, góp phần cải thiện một phần hệ thống thủy lợi nội đồng cho các địa phương”.

Qua thực tế khảo sát tại các huyện Châu Thành A, Châu Thành, Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng đã nhận định, HTTL trong tỉnh đang ở tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa.

Các trạm bơm được xây dựng chưa hợp lý về kiểu dáng, quy mô, vị trí và tốn kém do bơm cá nhân.

Giao thông thủy lợi nội đồng nhiều nơi còn yếu, sự kết hợp giữa giao thông nội đồng với cơ giới hóa chưa cao.

Bờ bao chống lũ sớm bị hư hao, cao trình không phù hợp.

Bên cạnh đó, kênh mương bị bồi, sạt lở nhiều năm không được nạo vét nên năng lực tưới tiêu giảm.

Hơn nữa, HTTL do được đầu tư không đồng bộ nên gây ảnh hưởng nhiều đến sự điều tiết nước mặt ruộng,...

Từ những tồn tại này, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra rất nhiều những giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Các giải pháp này đều nhắm đến mục tiêu hướng mọi hoạt động của con người và thiết bị máy móc cơ giới hóa tiện lợi thông qua các thiết kế, công trình xây dựng trên ruộng, bao gồm: nâng cấp cống hở, cống ngầm, nâng cấp các cống ô ruộng,... Theo đó, các thiết bị bổ trợ, thay thế được làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp nhưng có độ bền khá cao, chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản, dễ điều tiết và kiểm soát nguồn nước.

Đặc biệt, chủ nhiệm đề tài còn đề xuất được các mô hình mẫu về giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng cho 4 nhóm cây trồng, vật nuôi chủ đạo của tỉnh.

Đề xuất này đã góp phần xây dựng nông thôn mới làm quy hoạch thí điểm tại một số xã điển hình, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nông thôn tại địa phương.

Hơn nữa, đề tài đã thiết kế quy hoạch 5 mô hình mẫu thí điểm về nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi cấp xã cho các địa phương điển hình, đại diện các vùng chuyên canh cây - con của tỉnh.

Đó là mô hình mẫu cho vùng chuyên lúa, vùng chuyên cây ăn trái, vùng chuyên thủy sản, vùng chuyên mía, vùng chuyên khóm.

Các giải pháp nhóm nghiên cứu đề xuất có tính khả thi cao.

Ông Hà Minh Triều, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho biết: Đề tài nghiên cứu đã thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ nâng cấp trạm bơm cho cánh đồng lớn trong xã.

Nhờ đầu tư bằng điện và hệ thống hiện đại nên dễ dàng trong vận hành mà hiệu quả bơm bước cũng nhanh hơn.

Nhờ đó, bà con nông dân làm lúa vùng này cũng tiết giảm được chi phí bơm tưới, năng suất lúa cũng vượt trội hơn.

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, nhận xét: “Tôi rất tâm đắc với kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân vùng được các vùng sinh thái, 5 mô hình mẫu phục vụ tưới tiêu cho các nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh.

Hơn nữa, đề tài còn đề xuất được 3 mẫu kết cấu trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ phù hợp trên các vùng sản xuất tỉnh.

Trong đó, 1 mẫu trạm bơm tưới tiêu kết hợp đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho triển khai áp dụng tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Hiện nay mô hình đang vận hành khá tốt”.

Có thể nhận thấy rằng, bước đầu các giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng do đề tài đề xuất đã góp phần nhằm đảm bảo kết hợp canh tác và cơ giới hóa nông nghiệp, tưới tiêu thuận lợi sẽ tăng năng suất cây trồng, giảm giá thành đầu tư, là cơ sở để xây dựng cánh đồng lớn sản xuất theo hướng hàng hóa,...

Kết quả này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí thủy lợi, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

05/07/2014
Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Chư Jút Liên Kết “4 Nhà” Vẫn Còn Nhiều Bất Cập Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Chư Jút Liên Kết “4 Nhà” Vẫn Còn Nhiều Bất Cập

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

13/06/2014
Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

05/07/2014
Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Trà Lúa Hè Thu Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Trà Lúa Hè Thu

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

05/07/2014
Phá Bỏ Hàng Loạt Vườn Cao Su Phá Bỏ Hàng Loạt Vườn Cao Su

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

13/06/2014