Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi ếch trong bể

Anh vui vẻ dẫn chúng tôi về nhà giới thiệu mô hình nuôi ếch của gia đình. Anh cho biết: “Từ hôm qua, sau khi cán bộ tổ thông báo trên xã có lớp tập huấn về nuôi ếch thịt, tôi đã bỏ buổi làm hồ để tham gia lớp tập huấn với mong muốn học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ếch trong bể”. Anh nói thêm: “đúng là không bỏ phí một buổi đi làm, có tập huấn mới biết thêm nhiều điều bổ ích giúp cho việc nuôi ếch hiệu quả hơn…”.
Qua tìm hiểu được biết, từ ngày 7/4/2015 đến nay, gia đình anh mua 4.000 con ếch giống (chia làm 3 đợt) mang về thả nuôi trong 03 bể xây với mục đích kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Đến nay, sau 2,5 tháng nuôi, số ếch thả đợt đầu đã xuất bán. Anh Bài cho biết: Lúc đầu, anh cũng chỉ nghe trên các phương tiện thông tin như đài, ti vi nói về mô hình nuôi ếch trong bể, sau đó tìm hiểu thêm trên mạng internet, rồi đi mua con giống về nuôi và được chủ trại giống hướng dẫn thêm.
Số ếch mua về anh thả đều vào 3 bể (mỗi bể 6 mét vuông), sau đó cho ếch ăn thức ăn công nghiệp của cá; từ khi thả nuôi đến nay, tỉ lệ con giống hao hụt khoảng 15%. Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên tách những con ếch lớn riêng với ếch nhỏ để chúng khỏi ăn nhau, đồng thời thường xuyên thay nước cho ếch nuôi. Hiện nay, anh đang bán ếch thịt khoảng 5 - 6 con/kg với giá 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán được cao như vậy là do vợ anh bán trực tiếp tại chợ Kim Long. Theo ước tính của anh, sau khi trừ chi phí mỗi kg ếch anh cũng lãi khoảng trên 40.000 đồng. Như vậy, với 4.000 con ếch giống thả nuôi, sau khoảng 3 tháng anh sẽ thu được khoảng 550 kg ếch thịt, với giá ếch thương phẩm hiện nay thì sau khi trừ chi phí gia đình anh cũng thu về hơn 20 triệu đồng tiền lãi.
Có thể nói hiệu quả từ mô hình nuôi ếch trong bể đem lại là đáng kể. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cũng đang triển khai tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch trong bể nhằm nhân rộng cho các nông hộ có nhu cầu nuôi hoặc chuyển đổi từ các mô hình chăn nuôi kém hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng cho người dân, nhất là người dân vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.