Nâng Cao Sức Sản Xuất Và Hiệu Quả Cho Các Hộ Chăn Nuôi Bò

Ngày 30/7, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm Huế tập huấn về chuỗi giá trị thịt bò cho cán bộ ngành nông nghiệp, thú y các địa phương trong tỉnh.
Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.
Tại buổi tập huấn, tiến sĩ Laurie Bonne giải thích về sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung, đồng thời đưa ra các hướng phát triển có hiệu quả trong hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và bò sinh trưởng thông qua việc cải thiện công tác nuôi dưỡng và quản lý đàn bò.
Tiến sĩ Laurie Bonne cho rằng, tăng cường liên kết thị trường cho các hộ chăn nuôi bò có định hướng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; qua đó xác định phát triển các hình thức trao đổi kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nhằm mở rộng phạm vi tác động của dự án đến các hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ ở vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Đây là một dự án mới được triển khai tại 3 tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Ðắk Lắk, kéo dài trong 4 năm (2014-2018). Tại Phú Yên, dự án triển khai nghiên cứu và thực hiện mô hình tại xã An Chấn (huyện Tuy An), nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả cho các nông hộ chăn nuôi bò ở đây.
Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Iceland không phải thành viên của EU nên được XK vào Nga. Phía Iceland có các nhà cung cấp trong khi nhu cầu mua mới xuất hiện ở Nga. Các mặt hàng XK chính của Iceland sang Nga là thủy sản và sản phẩm từ cá, và Iceland hy vọng việc cung cấp sản phẩm này phát triển.

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.