Nâng Cao Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 27/3, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Thông Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm năm 2014 cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.
Công ty TNHH Thông Thuận là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống cung ứng cho thị trường cả nước.
Năm 2013, công ty đã cung ứng 70 triệu con tôm giống trên địa bàn Hà Tĩnh, dự kiến năm 2104 sẽ tiếp tục cung ứng khoảng 350 – 400 triệu con giống theo nhu cầu của người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Hơn 100 hộ dân nuôi tôm tại các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà đã được Công ty TNHH Thông Thuận giới thiệu về nguồn gốc tôm bố mẹ và quá trình ương dưỡng tôm post, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm, quy trình ương, thả giống và chăm sóc tôm thẻ chân trắng nhằm đảm bảo an toàn về dịch bệnh, theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Không còn những ngôi nhà tranh lụp xụp, chen chúc nhau trong đói nghèo. Các làng biển hôm nay đã thực sự chuyển mình với 1.357 tàu khai thác biển, có tổng công suất 295.400 CV, trong đó tàu tham gia khai thác là 1.183 chiếc và 192 tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói, những ngư dân xứ biển đang từng bước làm thay da, đổi thịt diện mạo quê hương.

Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.

Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 - 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề này.

Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng/năm.

Mới ra đời từ năm 2011, “gạo nhân tạo” còn quá mới để thuyết phục người tiêu dùng, nhưng dù sao hướng đi của các nhà khoa học Indonesia trong chuyện tìm kiếm sản phẩm thay thế gạo hoàn toàn đúng đắn. Bài học “gạo nhân tạo” của Indonesia đáng để nhiều quốc gia học hỏi.