Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.
Đây là kết quả của chủ trương “sáng tạo” của tỉnh đó là hỗ trợ Ciment để tạo đà cho các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đến “nội lực” từ nhân dân. Đến nay, có một số địa phương đã đạt từ 13 tiêu chí NTM trở lên...
Cân phân mà nói, huy động nguồn lực đã khó nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đã có lại càng khó hơn. Cụ thể là toàn tỉnh hiện có 47 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và ngành nghề, trên 820 tổ hợp tác giản đơn. Đây chính là một trong những nguồn lực để xây dựng NTM.
Bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh chỉ có thông qua mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thì mới có thể huy động được nguồn lực tập trung từ nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế trong các năm qua nhiều HTX nông nghiệp đã củng cố và hoạt động khá hiệu quả, từng bước khẳng định được vai trò “chủ lực” trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, tạo được mối liên kết với các Tổ hợp tác và các doanh nghiệp để hình thành các liên minh sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo, tỏi, rau sạch, dê, cừu... Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức về vốn, năng lực của cán bộ HTX còn yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...
Đó là chưa kể đến trách nhiệm chưa cao của nhiều nông hộ là thành viên HTX, còn ỷ lại và thiếu tinh thần xây dựng để HTX phát triển. Mặt khác, đây đó vẫn có địa phương chưa chú trọng đến tổ chức kinh tế hợp tác này mà lẽ ra phải tập trung đầu tư xây dựng, để vừa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của bộ tiêu chí xây dựng NTM, quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế tại địa phương...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác nói chung là bài toán không dễ tìm ra đáp án trong một sớm, một chiều nhất là khi còn khá nhiều sản phẩm nông nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn bấp bênh do “đầu ra” thiếu ổn định.
Thế nhưng nếu có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, được đồng thuận cao của các thành viên và đặc biệt là Nhà nước cần sớm có chính sách cho các HTX, Tổ hợp tác... vay vốn để tạ thêm điều kiện đầu tư sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá thành hạ... để tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường.
Không những vậy, nếu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, cộng với sự năng động, am hiểu ngành nghề, thị trường... của người đứng đầu HTX, Tổ hợp tác thì việc tạo nên hiệu quả không phải là quá khó.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!