Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.
Đây là kết quả của chủ trương “sáng tạo” của tỉnh đó là hỗ trợ Ciment để tạo đà cho các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đến “nội lực” từ nhân dân. Đến nay, có một số địa phương đã đạt từ 13 tiêu chí NTM trở lên...
Cân phân mà nói, huy động nguồn lực đã khó nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đã có lại càng khó hơn. Cụ thể là toàn tỉnh hiện có 47 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và ngành nghề, trên 820 tổ hợp tác giản đơn. Đây chính là một trong những nguồn lực để xây dựng NTM.
Bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh chỉ có thông qua mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thì mới có thể huy động được nguồn lực tập trung từ nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế trong các năm qua nhiều HTX nông nghiệp đã củng cố và hoạt động khá hiệu quả, từng bước khẳng định được vai trò “chủ lực” trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, tạo được mối liên kết với các Tổ hợp tác và các doanh nghiệp để hình thành các liên minh sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo, tỏi, rau sạch, dê, cừu... Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức về vốn, năng lực của cán bộ HTX còn yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...
Đó là chưa kể đến trách nhiệm chưa cao của nhiều nông hộ là thành viên HTX, còn ỷ lại và thiếu tinh thần xây dựng để HTX phát triển. Mặt khác, đây đó vẫn có địa phương chưa chú trọng đến tổ chức kinh tế hợp tác này mà lẽ ra phải tập trung đầu tư xây dựng, để vừa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của bộ tiêu chí xây dựng NTM, quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế tại địa phương...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác nói chung là bài toán không dễ tìm ra đáp án trong một sớm, một chiều nhất là khi còn khá nhiều sản phẩm nông nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn bấp bênh do “đầu ra” thiếu ổn định.
Thế nhưng nếu có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, được đồng thuận cao của các thành viên và đặc biệt là Nhà nước cần sớm có chính sách cho các HTX, Tổ hợp tác... vay vốn để tạ thêm điều kiện đầu tư sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá thành hạ... để tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường.
Không những vậy, nếu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, cộng với sự năng động, am hiểu ngành nghề, thị trường... của người đứng đầu HTX, Tổ hợp tác thì việc tạo nên hiệu quả không phải là quá khó.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.