Nâng cao giá trị con tôm Cà Mau

Tại Cà Mau, 3 tiêu chuẩn được áp dụng triển khai mang lại hiệu quả, được các doanh nghiệp thuỷ sản xây dựng vùng nuôi theo các chứng nhận quốc tế trong thời gian qua là: chứng nhận Naturland (có 3 doanh nghiệp (Camimex, Senamico và Minh Phú, đã được chứng nhận 18.495 ha/2.103 hộ dân); chứng nhận ASC, BAP (có 5 doanh nghiệp, tổng diện tích được chứng nhận là 2.193,12 ha); tiêu chuẩn khác: Selva Shrimp (Tập đoàn Minh Phú xây dựng có 9.600 ha/1.699 hộ).
Những chứng nhận trên đã mang lại hiệu quả cho người dân tham gia trong vùng thực hiện dự án khi con tôm được chứng nhận có giá trị cao hơn thị trường từ 10 - 20%. Doanh nghiệp tiếp cận được thị trường sinh thái, có thương hiệu mạnh, phát triển bền vững hơn khi các sản phẩm tôm sinh thái được chứng nhận tiếp cận thị trường khó tính.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng thông tin, sở sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh nghiên cứu các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản quốc tế để từng bước nâng cao giá trị con tôm Cà Mau, mang lại lợi nhuận cho người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.
Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình hay về phát triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng an toàn...