Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Minh Báu phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản
Theo Phòng Nông nghiệp huyện, toàn huyện Xuân Lộc hiện có gần 2.000 ha với nhiều giống xoài khác nhau, trong đó có gần 1.700 ha xoài đã cho sản phẩm, tập trung chủ yếu ở các xã: Xuân Hưng, Xuân Hưng, Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Trường và Suối Cao.
Với tiềm năng và sản lượng xuất khẩu xoài hiện có, huyện Xuân Lộc nói chung, mà cụ thể là Hợp tác xã xoài Suối Lớn (xã Xuân Hưng) nói riêng đã có đủ điều kiện để sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đáp ứng đòi hỏi cao về sản phẩm xoài Cát Chu nhập khẩu từ Việt Nam của phía Nhật Bản, Hợp tác xã xoài Suối Lớn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nhất là phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhật Bản đưa ra; đồng thời phải đảm bảo số lượng cung cấp hàng tuần cho đối tác.
Được biết, trong năm 2016, Nhật Bản sẽ nhập khẩu khoảng 50 tấn xoài Cát Chu của Việt Nam, trong đó mỗi tuần sẽ nhập 2 tấn trong khoảng thời gian nữa năm.
Với số lượng này, Hợp tác xã xoài Suối Lớn sẽ tiếp tục tổ chức đầu tư vào 12 ha sẵn có của HTX để đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, cũng như chất lượng trái xoài xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Người tiêu dùng thích mua thịt heo sạch, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.

Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.

Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.