Nâng Cao Chất Lượng Thủy Sản Hà Nội

Hà Nội là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản với 30.840ha mặt nước ao hồ. Ngoài ra, còn có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, suối.
Theo báo cáo, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 20.838ha, chiếm 66,6% so với tiềm năng, sản lượng đạt 78.635 tấn. Trước vấn đề ATTP trong lĩnh vực thủy sản, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động quản lý chất lượng từ quá trình nuôi trồng đến việc đưa sản phẩm ra thị trường.
Đáng chú ý, vừa qua, TP đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch các vùng phát triển thủy sản. Theo đó, chủ yếu phát triển ở khu vực chiêm trũng, khó khăn trong cấy lúa, đặc biệt, khu vực trồng thủy sản phải có điều kiện thiết yếu là đường điện, giao thông, có môi trường nước đảm bảo, nghiên cứu kỹ về hàm lượng kim loại, thủy ngân oxy…
Sở cũng chỉ cung cấp con giống cho những hồ, đầm nuôi thủy sản đạt chất lượng yêu cầu. Hiện một số huyện có diện tích nuôi thủy sản có quy mô lớn như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên… các vùng nuôi thủy sản tập trung này chiếm hơn 90% số lượng thủy sản cung cấp trong toàn TP.
Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Sở thường xuyên tiến hành lấy các mẫu thủy sản để kiểm tra, gửi các mẫu đến Cục Quản lý Nông lâm thủy sản vùng I, thuộc Bộ NN&PTNT kiểm tra để đảm bảo khách quan chính xác, kết quả cho thấy các chỉ số về các chất trong thủy sản đều ở trong ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Để người nuôi trồng thủy sản Hà Nội tạo ra được các sản phẩm đảm bảo ATTP và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Chi cục Thủy sản đề nghị Sở NN&PTNT, UBND TP tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi thủy sản kiến thức về nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và ATTP.
Bên cạnh đó, đưa chương trình giám sát chất lượng nước và chất lượng sản phẩm thủy sản tại ao hồ thuộc các quận nội thành và các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc các huyện ngoại thành vào kế hoạch hàng năm của Chi cục.
Ngoài ra, hỗ trợ hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước đối với các vùng nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng và dịch bệnh thủy sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi và đảm bảo chất lượng VSATTP.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.

Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.