Ba Đại Gia Bắt Tay Làm Nông Nghiệp

Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.
Chiều ngày 9-6 , tại TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan đã chính thức ký hợp tác sản xuất bò thịt và bò sữa.
Tổng vốn đầu tư dự án lên tới 12.000 tỷ đồng.Trong đó, khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho nhà máy chế biến bò sữa và nhà máy chế biến bò thịt; khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển đàn bò.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood cho biết, Nutifood hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai trong dự án phát triển bò sữa với mong muốn tạo ra sản phẩm sữa tươi 100% từ chính nguồn nguyên liệu trong nước. Công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% sử dụng nguyên liệu là sữa bò tươi của trang trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai.
Nhà máy nằm tại Khu công nghiệp Trà Đa, trên diện tích 7 ha cách trang trại sữa Hoàng Anh Gia Lai khoảng 40 km. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 5.000 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi/năm.
Giai đoạn 2 có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, công suất nhà 500 triệu lít sữa tươi/năm. Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 9-2014 và dự kiến lễ khánh thành sẽ vào giữa quý III-2015. Dự kiến khoảng tháng 8-2015 máy sẽ có sản phẩm sữa tươi đầu tiên.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, Hoàng Anh Gia Lai hiện đang có trong tay quỹ đất lên tới 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar với điều kiện thuận lợi để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Với quỹ đất sẵn có để trồng cỏ, bắp và cọ dầu, ông Đức cho rằng sẽ tiết kiệm ít nhất 70% chi phí thức ăn, cho bò.
Từ nguồn nguyên liệu sẵn có và cách sản xuất, kinh doanh khép kín bằng sự hợp tác giữa 3 công ty, ông Đoàn Nguyên Đức tự tin cho biết “liên minh” này có đủ điều kiện để hạ được giá thịt bò và sữa tươi trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 300-10.000 con/chuồng/lứa, sản xuất được trên 2 triệu con xuất chuồng/năm với sản phẩm thịt hơi đạt 5.770 tấn;

Để tồn tại trước tình trạng giá thịt (đùi gà Mỹ) giảm đến khó ngờ, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai lên tiếng sẽ tìm cách khởi kiện ngành gia cầm Mỹ bán phá giá.

Các hộ nhà vườn 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới - An Giang) phản ánh: Tình trạng trộm cắp xoài ngày một tăng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân. Các vụ trộm thường xảy ra khi vào vụ thu hoạch, do xoài Đài Loan giá cao, dễ bán, dễ cất giấu. Đồng thời, do các chủ vườn không có người trông giữ vườn nên nhiều vụ mất xoài đã xảy ra.
Trước tình hình sâu bệnh và thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế vườn. Hiện nay, nhiều nhà vườn ở 4 xã đầu cù lao Minh (Long Hồ - Vĩnh Long) đốn bỏ nhãn da bò trồng nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng.