Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Các đại biểu được nghe báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững...
Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 100 DN, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn.
Các đơn vị thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và chế biến cải lương. Phương chế biến khô, chế biến cải lương được áp dụng phổ biến song nhược điểm là làm giảm chất lượng của cà phê.
Cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất. Trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Số DN có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để XK còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố làm giá cà phê XK thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều DN chế biến cà phê bột, chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa chú trọng XK...
Các đại biểu đến từ các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời các DN kinh doanh, XK cà phê cũng báo cáo về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm về mức tối đa 8%/năm.

Trong mấy ngày gần đây, dịch cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Đăk Lăk… gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Nguy cơ bùng phát trên diện rộng của dịch này rất cao.

Nhờ thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện Vân Canh (Bình Định) mà đàn bò ở huyện miền núi này đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò.

Ông Phan Công Ngôn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10.000ha cà phê, chè, lúa ở các huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông đã rơi vào tình trạng thiếu nước tưới. Các huyện còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ này, cao nhất là ở những địa phương nằm cuối nguồn, hoặc ngoài công trình thủy lợi.

Giữa thời điểm còn nhiều luồng thông tin về chất lượng rau an toàn (RAT) như hiện nay, việc thiết lập được những mô hình sản xuất rau thực sự đảm bảo chất lượng là mong mỏi cấp thiết của nhiều người tiêu dùng.