Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Các đại biểu được nghe báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững...
Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 100 DN, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn.
Các đơn vị thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và chế biến cải lương. Phương chế biến khô, chế biến cải lương được áp dụng phổ biến song nhược điểm là làm giảm chất lượng của cà phê.
Cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất. Trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Số DN có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để XK còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố làm giá cà phê XK thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều DN chế biến cà phê bột, chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa chú trọng XK...
Các đại biểu đến từ các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời các DN kinh doanh, XK cà phê cũng báo cáo về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Phan Văn Dụ, ở thôn Hạ Trang, xã Bát Trang (An Lão - Hải Phòng) là một trong những điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với hơn 3 sào vườn trồng 300 gốc thanh long, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Nấm linh chi, một loại nấm có nhiều công dụng, có thể ngăn ngừa, chữa nhiều loại bệnh và được ví như “thần dược” có nhiều cơ hội xây dựng “kinh đô” ở Minh Thạnh (Dầu Tiếng - Bình Dương). Tiếp nối thành công của ông chủ trang trại Trần Minh Khải, một HTX trồng nấm linh chi tập hợp nhiều người dân Minh Thạnh có khát vọng làm giàu do anh Khải đứng ra làm chủ được gửi đến Liên minh HTX tỉnh xin thành lập. Tuy nhiên, niềm vui chưa hé mở, nỗi buồn lại ập đến, HTX thành lập không bao lâu… giờ phải xin giải thể vì không hiệu quả!

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...