Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Các đại biểu được nghe báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững...
Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 100 DN, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn.
Các đơn vị thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và chế biến cải lương. Phương chế biến khô, chế biến cải lương được áp dụng phổ biến song nhược điểm là làm giảm chất lượng của cà phê.
Cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất. Trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Số DN có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để XK còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố làm giá cà phê XK thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều DN chế biến cà phê bột, chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa chú trọng XK...
Các đại biểu đến từ các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời các DN kinh doanh, XK cà phê cũng báo cáo về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.

Những cơn mưa trong khoảng thời gian từ một tháng trở lại đây khiến người trồng mì trong tỉnh Tây Ninh phải một phen lao đao. Ruộng mì ngập nước, củ mì dần úng thối, có cây nhổ lên chỉ còn trơ bộ rễ.

Hành tím là đặc sản của Sóc Trăng, vụ năm nay xuống giống 6.200 ha, sản lượng 110.000 tấn, đều tăng so với vụ trước. Trong lúc, thị trường chưa mở rộng, kỹ thuật bảo quản vẫn lạc hậu nên đã hai tháng kết thúc mùa vụ, hành tồn đọng đang hư và nếu kéo dài sẽ phải đổ bỏ.

Nhờ chú trọng chọn giống chất lượng, cùng với việc xử lý đầm nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tình hình dịch bệnh tôm nuôi ít diễn ra. Đặc biệt là giá tôm nguyên liệu trên thị trường ổn định đã giúp nông dân tăng thu nhập, tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.