Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 17/07/2013

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải cải thiện an toàn sinh học và nâng cao hiểu biết của người nuôi trong việc sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc thú y dùng cho nuôi trồng thủy sản.

Đối với các nước phát triển và đang phát triển, nuôi trồng thủy sản được thừa nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu sản phẩm nuôi. Việc mở rộng nuôi trồng thủy sản thương mại, tương tự như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh, đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và tối đa hóa sản lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các loài thủy sản tươi sống (trên phạm vi toàn cầu), người vận chuyển vô trách nhiệm đã làm lây lan các tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi trồng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nuôi và môi trường nước tự nhiên.

Việc sử dụng các phương pháp điều trị kháng sinh thích hợp là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với các bệnh truyền nhiễm ở các ao nuôi trồng thủy sản. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả hình thành nên các gen kháng thuốc ở vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh bừa bãi còn tạo ra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Đây là một trong những lý do khiến một số sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các nước đang phát triển bị cấm nhập khẩu vào các thị trường khó tính, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho nghề nuôi.

Thực tế cho thấy, một số bệnh cấp tính vẫn có thể xảy ra ngay tại các trang trại nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt. Do đó, việc sử dụng cẩn thận kháng sinh là điều cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu việc kháng thước của vi khuẩn. Sử dụng một cách có trách nhiệm các loại thuốc thú y là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Loay hoay phát triển vành đai rau an toàn Loay hoay phát triển vành đai rau an toàn

Huyện Thường Tín (TP Hà Nội) được biết đến với những vùng sản xuất rau xanh nổi tiếng như Thư Phú, Tân Minh, Nguyễn Trãi, Hà Hồi… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

09/10/2015
Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp

Từ thực tiễn nhiều năm qua, sản xuất của một số địa phương trên địa bàn huyện Gia Lộc, Hải Dương trồng bí xen ngô nếp cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất bí vẫn bảo đảm, thu nhập từ ngô nếp trung bình 1 triệu đồng/1 sào Bắc Bộ.

09/10/2015
Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn Cà phê rớt giá do biến động tiền tệ cần liên kết để vượt qua khó khăn

Niên vụ cà phê 2014 – 2015 đã kết thúc, tuy nhiên “dư âm” của đợt giảm giá sâu cuối vụ đang tác động xấu đến thị truờng cà phê niên vụ mới.

09/10/2015
Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh

Hiện nay, huyện Cai Lậy có trên 14.000 ha vườn trồng cây ăn quả các loại, hàng năm cho sản lượng trái cây trên 235.000 tấn, là một trong những địa phương có tiềm năng cây ăn quả lớn của tỉnh Tiền Giang.

09/10/2015
Nông dân trúng mùa nhãn Nông dân trúng mùa nhãn

Phường 12, TP.Vũng Tàu hiện có 30ha trồng nhãn của 15 hộ. Ước tính, sản lượng thu hoạch từ vụ chính năm nay của toàn phường hơn 60 tấn, trong đó chủ yếu là nhãn xuồng cơm vàng.

09/10/2015