Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần

Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần
Ngày đăng: 20/08/2011

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra. Riêng đối với nhiều hộ không đất sản xuất, xem việc trồng nấm như là một cách để nhanh chóng thoát nghèo.

Chỉ một khoảng sân nhỏ trước nhà hay bên lề đường họ đã trồng nấm thu bạc triệu. Anh Lâm Thanh Tùng, nông dân xã Tuân Tức cho biết: “Gia đình tôi quanh năm trồng nấm, hết rơm ở địa phương tôi đi sang địa phương khác mua rơm về trồng, thấy làm nấm này cuộc sống gia đình đỡ rất nhiều và thu thập ổn định hơn”.

Thực tế cho thấy, năm nay thị trường xuất khẩu nấm rơm được mở rộng, xuất khẩu nấm dễ dàng hơn nên giá nấm rơm thương phẩm cũng tăng lên. Nếu như vụ nấm rơm hè thu, giá nấm tươi mới thu hoạch có lúc được các đại lý thu mua từ khoảng 7.000-8.000 đồng/kg thì vụ nấm hiện đang thu hoạch giá được đẩy cao hơn thêm từ 10.000 đồng/kg, tức là giao động từ 18-25 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm nông dân thu hoạch mà thương lái có sự điều chỉnh mức giá thu mua cho phù hợp.

Nhưng hầu hết đều có mức lãi từ 2,5 -3 triệu đồng/ha rơm, rạ. Anh Nguyễn Văn Sói – nông dân xã Tuân Tức phấn khởi nói: “Năm nay nấm có giá bản thân cố gắng làm, giá nấm được thương lái mua 25 ngàn đồng/kg nếu như thu hoạch buổi chiều, còn bán nấm buổi sáng cũng 15-16 ngàn đồng. Nhờ nấm mà gia đình tôi không còn phải đi làm ăn xa nhà nữa. Vì ngoài 2 vụ lúa đã thêm vụ nấm”.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 2000 ha rơm, rạ được trồng nấm. Tuy diện tích trồng còn khiêm tốn so với diện tích rơm, rạ thải ra ở vụ lúa này, nhưng đây cũng là điểm nhấn cho thấy phong trào trồng nấm rơm đang được nông dân huyện nhà khởi động. Vì thực tế, mùa khô là thời điểm thuận lợi cho việc trồng nấm, ít bị rủi ro do thời tiết, năng suất lại cao, mặt khác với giá nấm ổn định như hiện nay, cho nên nhiều nông dân không ai muốn bỏ qua nguồn thu nhập từ vụ nấm này.

Anh Nguyễn Văn Đức-Phó Ban nhân dân ấp Tân Định, xã Tuân Tức cho biết: “Nói chung, ở ấp Tân Định bà con hộ nghèo rất nhiều, nhờ có cái địa phương vận động bà con tận dụng rơm làm nấm, khi làm nấm bà con nhờ giá cả, nhưng năm nay giá cao bà con phấn khởi và làm cũng nhiều”.

Trong điều kiện giá cả ổn định, việc phát triển mạnh phong trào trồng nấm thời điểm này là phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp người dân có điều kiện cải thiện thu nhập, nâng dần mức sống. Góp phần tạo ra giá trị kinh tế cho nông nghiệp huyện nhà.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều mô hình sản xuất có giá trị hơn 1 tỷ đồng/ha Nhiều mô hình sản xuất có giá trị hơn 1 tỷ đồng/ha

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những năm qua, huyện đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gồm 250ha bưởi sạch ở Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh (cây đang trong thời kỳ thu hoạch đạt giá trị 350 - 400 triệu đồng/ha); 30ha rau hữu cơ ở Thanh Xuân (trên 1,2 tỷ đồng/ha).

11/11/2015
Sân chơi bổ ích cho người trồng lúa Sân chơi bổ ích cho người trồng lúa

Giúp nông dân các tỉnh ĐBSCL nắm bắt chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến... là mục đích của Hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” tại Hậu Giang.

11/11/2015
Trang trại làm đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên Trang trại làm đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên

Trao đổi về việc phát triển nông nghiệp hiện nay, ông Trịnh Thế Khiết - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hà Nội nhận định, ở Hà Nội hiện nay đang hình thành nhiều mô hình nông nghiệp lớn, nhất là các trang trại như những “đầu tàu” để kéo nông nghiệp Hà Nội phát triển đi lên.

11/11/2015
Quản lý, sử dụng đất nông lâm trường yếu kém hóc nhất là tìm cách thu hồi Quản lý, sử dụng đất nông lâm trường yếu kém hóc nhất là tìm cách thu hồi

Ngày 10.11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.

11/11/2015
Đến năm 2020 toàn quốc sẽ có 125 cảng cá Đến năm 2020 toàn quốc sẽ có 125 cảng cá

Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phạm vi quy hoạch gồm 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở ven biển và các đảo.

11/11/2015