Nắm Rõ Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Anh Xích kể, trước đây anh nghèo lắm, cày cấy quanh năm nhưng nhà vẫn không đủ ăn, bởi lúa, ngô năng suất thấp, chăn nuôi thì lợn, gà chậm lớn. “Xem tivi, thấy nhiều nơi họ cấy lúa đạt năng suất 3-4 tạ/sào, trong khi đó mình cấy chưa được 2 tạ/sào.
Còn lợn, gà, nhiều người xuất 3-4 lứa/năm, mà mình cả năm mới được 50 - 60kg. Ngoài tìm hiểu trên đài, báo, tôi tìm mua tài liệu hướng dẫn trồng lúa, ngô, hoa màu và lợn, gà... về đọc. Hóa ra khâu kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi, trồng trọt” - anh Xích nói.
Từ năm 2004, anh Xích luôn là người đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như việc trồng các giống lúa, ngô lai, khoai tây cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Riêng khoai tây, lúc đầu anh trồng 6 sào, thấy hiệu quả, anh thầu thêm gần 1 mẫu nữa.
Năng suất khoai khoảng 8 tấn/mẫu, với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, mỗi vụ anh thu về trên 60 triệu đồng. Theo anh Xích, trồng khoai tây không khó, quan trọng nhất là giống, khâu làm đất và bón phân và phải chú ý đến bệnh héo mầm ở khoai. “Làm đất kỹ, tơi xốp kết hợp với bón kali, phân chuồng thì củ sẽ rất to, chắc, nhiều bột, ăn ngon" - anh Xích chia sẻ.
Không chỉ trồng khoai, anh còn cấy hơn 1 mẫu ruộng, 8 sào ngô, nuôi khoảng 40 con lợn thịt/lứa và hàng trăm còn gà. Anh đã được Công ty Giống lúa Lộc Bình đặt hàng trồng lúa giống, nhờ đó giá trị thu nhập từ cây lúa của anh cao hơn hẳn các hộ khác. Anh Xích cho hay: "Với 8 sào ngô, mỗi vụ được hơn 1 tấn, tôi bán một nửa, còn lại để nuôi lợn. Lợn mỗi năm xuất chuồng từ 3 - 4 lứa, đạt khoảng 2,2 tấn/lứa, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng/lứa".
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm 2014, vượt qua không ít khó khăn, các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giữ được hoạt động sản xuất ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã chọn 2 hộ ở xã Thạch Bình thực hiện thí điểm, với quy mô 800 con. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu tiếp thu KHKT nuôi gà; chọn mua giống gà sạch bệnh 1 ngày tuổi, sinh trưởng tốt và đúng nguồn giống an toàn dịch bệnh.

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.