Nấm Mối Trễ Sốt Giá

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.
Bác Trần Văn Tuấn ở xã Bình Trưng (Châu Thành) cho biết: "Mọi năm nấm mối đến sớm, nhưng năm nay có vẻ trễ và ít hơn so với mọi năm khiến giá nấm được đẩy lên khá cao từ 500 - 600 ngàn đồng/1kg (nấm búp) và khoảng 200 - 300 ngàn đồng/kg (nấm đã nở)".
Một tiểu thương thu mua nấm mối chợ Vĩnh Kim (Châu Thành) cho biết: "Năm nay nấm mối về chợ rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ mua được 10kg, không đủ bán cho khách hàng dù giá cao ngất ngưỡng".
Với kinh nghiệm nhiều năm tìm nấm, bác Tuấn chia sẻ: “Nấm mối mọc nhanh nhưng cũng chóng tàn thường mọc 1-3 giờ sáng và khi trời sáng là tàn, mọc ở những bụi rậm lá phủ nên hơi khó tìm, những người có kinh nghiệm lâu năm mới tìm được, có khi đi mấy chục cây số mà chưa có tai nấm nào và có duyên nữa mới được, bác cười lớn bảo! ”.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, nấm mối là loại nấm chỉ mọc trong tự nhiên, không thể nhân giống. Nguồn gốc nấm mối từ một loài thực vật cộng sinh lẫn trong đất, được con mối ăn vào sau đó nhả ra theo tuyến nước bọt và mọc thành nấm mối. Nấm mối sau khi chế biến có mùi thơm, vị dai, giòn và rất ngọt dùng để chế biến nhiều món như bánh xèo, bánh canh, xào mướp… được nhiều người ưa thích.
Có thể bạn quan tâm

Lúa xuân 2015 đang bước vào những ngày cuối của kỳ thu hoạch. Mặc dù phải gánh chịu không ít tác động bất lợi của thời tiết nhưng năng suất lúa vẫn được đánh giá là “vượt khó” thành công...

Năm nay, Hà Tĩnh không xuất hiện mưa tiểu mãn. Trong khi đó, tình hình nắng nóng gia tăng, khiến mực nước các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn xuống thấp. Nguy cơ hạn hán, thiếu nước sản xuất có chiều hướng diễn ra gay gắt đầu vụ hè thu.

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch lúa xuân, bà con nông dân Can Lộc đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ hè thu.

Hứng chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, ở một số địa phương trong tỉnh, bà con nông dân ngậm ngùi khép lại một vụ mùa gieo lúa, gặt rơm...

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thương hiệu cho gạo xuất khẩu đang là câu chuyện nóng. Trong bối cảnh đó, sản xuất theo cánh đồng lớn được xem là “điểm tựa” quan trọng để triển khai hai vấn đề trên. Gần 5 năm nhìn lại, mô hình này không thiếu điểm sáng nhưng cũng đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức. Cần một sự phối hợp nhịp nhàng để mô hình tiếp tục nâng cao lợi nhuận ổn định cho nông dân trồng lúa ĐBSCL.