Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD

Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD
Ngày đăng: 13/09/2014

Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến ​​sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.

Thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng và gia tăng nhu cầu cung cấp điện ổn định là những vấn đề chính của thị trường này. Khối lượng cá đánh bắt bị suy giảm nhanh chóng ​​sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sản xuất thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong vài năm tới. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về lợi ích sức khỏe từ tiêu thụ thủy sản nên sản xuất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trưởng.

Nuôi trồng thủy sản dự kiến ​​sẽ vượt qua ngành đánh bắt, trở thành nguồn thủy sản chính phục vụ người tiêu dùng vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi về điều kiện môi trường và công nghệ sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Việc tăng cường trồng lúa và nuôi thủy sản với mục tiêu tăng sản lượng gạo và thủy sản dự kiến ​​sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.

Thủy sản nước ngọt chiếm hơn 60% vào năm 2012 được dự kiến ​​sẽ là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong vài năm tiếp theo. Nuôi biển dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,4% trong giai đoạn 2013-2019 do nhu cầu cá biển tăng. 

Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất trong thị trường và chiếm hơn 35% sản lượng toàn cầu vào năm 2012.  Cá chép là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều nhất nhờ khả năng thích ứng với môi trường không lí tưởng.

Nhuyễn thể như ngao và trai là một nguồn thực phẩm quan trọng và dự kiến ​tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới. Phân khúc này dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn 2013-2019 do tăng nuôi kết hợp trồng lúa.

Trung Quốc thống trị ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn 60% giá trị của ngành trong năm 2012. Trung Quốc ​​sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2013-2019. Lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và điều kiện nuôi trồng thủy sản thích hợp là những yếu tố quan trọng ​làm nuôi trồng thủy sản tăng trưởng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

17/03/2013
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

19/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013
Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

22/03/2013