Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD

Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu ​​sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD
Ngày đăng: 13/09/2014

Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến ​​sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.

Thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng và gia tăng nhu cầu cung cấp điện ổn định là những vấn đề chính của thị trường này. Khối lượng cá đánh bắt bị suy giảm nhanh chóng ​​sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sản xuất thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong vài năm tới. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về lợi ích sức khỏe từ tiêu thụ thủy sản nên sản xuất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trưởng.

Nuôi trồng thủy sản dự kiến ​​sẽ vượt qua ngành đánh bắt, trở thành nguồn thủy sản chính phục vụ người tiêu dùng vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi về điều kiện môi trường và công nghệ sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Việc tăng cường trồng lúa và nuôi thủy sản với mục tiêu tăng sản lượng gạo và thủy sản dự kiến ​​sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.

Thủy sản nước ngọt chiếm hơn 60% vào năm 2012 được dự kiến ​​sẽ là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong vài năm tiếp theo. Nuôi biển dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,4% trong giai đoạn 2013-2019 do nhu cầu cá biển tăng. 

Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất trong thị trường và chiếm hơn 35% sản lượng toàn cầu vào năm 2012.  Cá chép là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều nhất nhờ khả năng thích ứng với môi trường không lí tưởng.

Nhuyễn thể như ngao và trai là một nguồn thực phẩm quan trọng và dự kiến ​tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới. Phân khúc này dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn 2013-2019 do tăng nuôi kết hợp trồng lúa.

Trung Quốc thống trị ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn 60% giá trị của ngành trong năm 2012. Trung Quốc ​​sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2013-2019. Lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và điều kiện nuôi trồng thủy sản thích hợp là những yếu tố quan trọng ​làm nuôi trồng thủy sản tăng trưởng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ

20/01/2014
Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.

20/01/2014
Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.

20/01/2014
Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

20/01/2014
Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

20/01/2014