Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD

Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.
Thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng và gia tăng nhu cầu cung cấp điện ổn định là những vấn đề chính của thị trường này. Khối lượng cá đánh bắt bị suy giảm nhanh chóng sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sản xuất thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong vài năm tới. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về lợi ích sức khỏe từ tiêu thụ thủy sản nên sản xuất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trưởng.
Nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua ngành đánh bắt, trở thành nguồn thủy sản chính phục vụ người tiêu dùng vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi về điều kiện môi trường và công nghệ sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Việc tăng cường trồng lúa và nuôi thủy sản với mục tiêu tăng sản lượng gạo và thủy sản dự kiến sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.
Thủy sản nước ngọt chiếm hơn 60% vào năm 2012 được dự kiến sẽ là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong vài năm tiếp theo. Nuôi biển dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,4% trong giai đoạn 2013-2019 do nhu cầu cá biển tăng.
Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất trong thị trường và chiếm hơn 35% sản lượng toàn cầu vào năm 2012. Cá chép là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều nhất nhờ khả năng thích ứng với môi trường không lí tưởng.
Nhuyễn thể như ngao và trai là một nguồn thực phẩm quan trọng và dự kiến tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới. Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn 2013-2019 do tăng nuôi kết hợp trồng lúa.
Trung Quốc thống trị ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn 60% giá trị của ngành trong năm 2012. Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2013-2019. Lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và điều kiện nuôi trồng thủy sản thích hợp là những yếu tố quan trọng làm nuôi trồng thủy sản tăng trưởng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới, song, từ năm 2008 đến nay, niềm tự hào của ngành thủy sản đang phải trải qua cơn thoái trào: nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, nông dân treo ao.

Trong một chuyến công tác tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông nuôi hàu đầu tiên ở vùng cửa biển Sa Huỳnh, đó là ông Công Văn Thanh ở thôn Thạnh Đức 1.

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống, nhất là giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, từ ngày 20 – 25/10/2013, Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn công tác đi kiểm tra truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại một số cơ sở sản xuất giống tại Thái Lan. Đoàn do ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, làm Trưởng đoàn.

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Điều kỳ lạ là suốt 2 - 3 tháng qua, các thương lái Trung Quốc liên tục hợp tác với những tiểu thương trong nước ồ ạt thu gom loại heo mỡ, trọng lượng lớn. Giá heo đang tăng lên rõ rệt nhưng nhiều người lại lo ngại cuối năm có thể thiếu thịt và thực phẩm.