Năm 2015, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản sẽ giảm 19%?

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 253 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất.
Nguyên nhân, theo VASEP là do Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm. Đồng thời, đồng Yên mất giá so với đồng USD cũng làm giảm nhập khẩu tôm vào Nhật Bản.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan.
Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
VASEP dự báo: Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng Yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự kiến đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.

Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.