Năm 2015, Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Sẽ Nhập Thêm 900 Con Bò Sữa

Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.
Trong đó, tháng 4 trang trại sẽ nhập 400 con bò mang thai từ Australia; tháng 8 nhập 500 con bò tơ từ Mỹ.
Để có đủ chuồng trại cho số lượng bò sữa nhận thêm, công ty đang đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục còn lại. Đồng thời, phối hợp với huyện Như Thanh quy hoạch vùng nguyên liệu, với diện tích 130 ha đất trồng ngô thuộc các xã: Phú Nhuận, Yên Thọ và thị trấn Bến Sung để có đủ nguồn thức ăn đạt yêu cầu về chất lượng cung cấp cho trang trại.
Được biết, 766 con bò sữa của trang trại nhập về cuối năm 2014 đã thích nghi với điều kiện khí hậu tại Thanh Hóa. Trước khi về Việt Nam, có 412 con bò đã được phối giống tinh giới tính (chỉ sinh sản ra bê cái) đang mang thai từ các trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế của Australia, đến nay một số con bò đã sinh sản, bê cái đạt trọng lượng từ 25 – 33kg.
Có thể bạn quan tâm

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.

Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam.

Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về mang theo lượng phù sa màu mỡ và lượng thủy sản rất lớn ban tặng cho người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đài đưa tin áp thấp nhiệt đới ngoài khơi biển Đông cũng là lúc cuộc hẹn về làng nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm phóng sự đến giờ xuất phát. Gió thổi ù cả tai. Cái mùi tanh tanh của rong, của đất bùn và không gian im ắng khu vực cửa sông cho tôi biết mình đã bỏ lại sau lưng thành phố biển đang rất nhộn nhịp vào thời điểm 3 giờ chiều.