Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản

Ngày 4.3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất thủy sản năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Theo Sở NN&PTNT, năm 2014, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trên lĩnh vực thủy sản đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhờ vậy, giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.867 tỉ đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất khai thác đạt 1.466 tỉ đồng, tăng 6,4%; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 364 tỉ đồng, tăng 2,6% và giống thủy sản đạt 37 tỉ đồng, tăng 8,1%.
Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…
Năm 2015, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu, tổng sản lượng thủy sản đạt 191.200 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản khai thác 182.200 tấn (sản lượng cá ngừ đại dương 9.000 tấn); sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9 ngàn tấn (sản lượng tôm 5.972 tấn).
Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD. Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân theo tinh thần Quyết định 48 và Nghị định 67 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá bám biển khai thác thủy sản, đồng thời triển khai thực hiện Đề án: “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi”; phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao và thu hút đầu tư chế biến, xuất khẩu thủy sản ở những vùng đã được quy hoạch…
Có thể bạn quan tâm

Dự án nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ triển khai tại thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng 6/2010.

Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân.

Những ngày đầu tháng 5 này, người nuôi tôm sú ở Sóc Trăng tiếp tục hoang mang, lo lắng trước tình trạng dịch bệnh đang lan rộng ở mức khó kiểm soát

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa có kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra mẫu cho thấy mật độ vi khuẩn trong một số ao nuôi ở mức thấp, các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm đều cho kết quả âm tính.

Bà con huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đang rất phấn khởi vì có thêm vụ nuôi tôm sú trúng lớn. Năm nay, sản lượng tôm thu hoạch của huyện đạt 13.000 tấn, tăng gần 3.000 tấn so vụ nuôi năm 2010. đây là mùa tôm thứ 5 liên tiếp người nuôi tôm sú ở Cầu Ngang trúng lớn. Đâu là phép màu…?