Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Ở Khánh Hoà Đạt 10.903 Tấn

Tính đến đầu tháng 10, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 5.026ha, tăng 0,86% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 10.903 tấn, tăng 0,51%. Hiện nay, giá một số mặt hàng thủy sản như cá, tôm nuôi đang khá cao nên ngư dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, tại một số vùng vẫn xảy ra tình trạng thủy sản nuôi bị chết do sốc thời tiết, bệnh.
Trong khi đó, nhờ tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, các chính sách hỗ trợ cho ngư dân được thực hiện kịp thời nên khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển. Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh khai thác đạt 72.874 tấn, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.

Thời gian thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014 và vụ Hè Thu 2014, tại một số xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trước đó như Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu (Vĩnh Long) với diện tích 682ha.

Sóc Trăng có diện tích trồng mía hàng năm khoảng 12.000 ha- đây là vùng trọng điểm mía ở đồng băng Sông Cửu Long. Tuy vậy, thời gian qua người trồng mía luôn đối mặt với những khó khăn về thị trường, giá mía thương phẩm có xu hướng giảm.

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.