Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.
Bước vào năm thứ 4 trồng cây chanh leo, đồng bào các dân tộc ở xã Tri Lễ cũng như các xã khác ở Quế Phong tích cực nhân rộng diện tích. Cây chanh leo ra quả gần như quanh năm và mỗi gốc cho thu hoạch từ 2- 3 năm. Mỗi hécta chanh leo có năng suất từ 65 đến 70 tấn.
Nếu đầu tư thâm canh tốt, năng suất có thể đạt cao hơn. Giá quả chanh leo hiện được thu mua 10.000đ/kg. Như vậy, mỗi hécta chanh leo có thể cho thu về từ 320 triệu đồng trở lên. Trừ chi phí, người trồng chanh có lãi từ 200 đến 250 triệu đồng/năm.
Nhiều bản làng ở Tri Lễ xác định cây chanh leo là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo
Để góp phần nhân rộng diện tích cây chanh leo tại Tri Lễ, Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA, thuộc Công ty CP thực phẩm Nghệ An- Nafoods xây dựng thành công Trung tâm sản xuất giống cung cấp cho nhân dân toàn huyện Quế Phong.
Những đợt giống đầu tiên đã được cung cấp cho người dân với giá 50.000 đ/gốc. Nhiều hộ dân cho rằng mức giá của cây giống chanh leo như vậy còn quá cao.
Mỗi gốc cây giống chanh leo như thế này có giá 50.000đ. Nhiều hộ dân cho rằng, mức giá như vậy còn quá cao
Một số diện tích chanh leo mới trồng bị mối, dế cắt đứt, cần phải trồng lại và bổ cứu kỹ thuật chăm sóc
Bước vào năm 2014, xã Tri Lễ dự kiến trồng trên 100 hécta chanh leo. Đến nay, số diện tích đã trồng đạt trên 50 hécta. Được Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA cho nợ giống, phân bón trong vòng 8 tháng, đồng bào các dân tộc ở Tri Lễ mạnh dạn cải tạo vườn nhà, vườn đồi để trồng chanh.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích chanh mới trồng bị mối, dế cắn đứt gốc gây lo lắng cho các hộ dân. Trước thực tế đó, UBND xã Tri Lễ đang phối hợp với Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA bổ cứu kỹ thuật, phòng trừ có hiệu quả để đảm bảo cây chanh leo phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 trận mưa to, kèm theo giông lốc, sấm sét gây thiệt hại về người và tài sản, làm chết 7 người.

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học với giống vịt thuần chủng Khaki Campell do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Phú Yên thực hiện đã bước đầu mang lại một số kết quả khả quan.

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.