Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.
Bước vào năm thứ 4 trồng cây chanh leo, đồng bào các dân tộc ở xã Tri Lễ cũng như các xã khác ở Quế Phong tích cực nhân rộng diện tích. Cây chanh leo ra quả gần như quanh năm và mỗi gốc cho thu hoạch từ 2- 3 năm. Mỗi hécta chanh leo có năng suất từ 65 đến 70 tấn.
Nếu đầu tư thâm canh tốt, năng suất có thể đạt cao hơn. Giá quả chanh leo hiện được thu mua 10.000đ/kg. Như vậy, mỗi hécta chanh leo có thể cho thu về từ 320 triệu đồng trở lên. Trừ chi phí, người trồng chanh có lãi từ 200 đến 250 triệu đồng/năm.
Nhiều bản làng ở Tri Lễ xác định cây chanh leo là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo
Để góp phần nhân rộng diện tích cây chanh leo tại Tri Lễ, Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA, thuộc Công ty CP thực phẩm Nghệ An- Nafoods xây dựng thành công Trung tâm sản xuất giống cung cấp cho nhân dân toàn huyện Quế Phong.
Những đợt giống đầu tiên đã được cung cấp cho người dân với giá 50.000 đ/gốc. Nhiều hộ dân cho rằng mức giá của cây giống chanh leo như vậy còn quá cao.
Mỗi gốc cây giống chanh leo như thế này có giá 50.000đ. Nhiều hộ dân cho rằng, mức giá như vậy còn quá cao
Một số diện tích chanh leo mới trồng bị mối, dế cắt đứt, cần phải trồng lại và bổ cứu kỹ thuật chăm sóc
Bước vào năm 2014, xã Tri Lễ dự kiến trồng trên 100 hécta chanh leo. Đến nay, số diện tích đã trồng đạt trên 50 hécta. Được Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA cho nợ giống, phân bón trong vòng 8 tháng, đồng bào các dân tộc ở Tri Lễ mạnh dạn cải tạo vườn nhà, vườn đồi để trồng chanh.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích chanh mới trồng bị mối, dế cắn đứt gốc gây lo lắng cho các hộ dân. Trước thực tế đó, UBND xã Tri Lễ đang phối hợp với Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA bổ cứu kỹ thuật, phòng trừ có hiệu quả để đảm bảo cây chanh leo phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.