Năm 2013, Ninh Thuận Có 120 Ha Ao Tôm Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.
Mặc dù đang trong thời điểm ngưng vụ, nhưng ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận rất nhộn nhịp. Có ao tôm đã bắt đầu được xuất bán, có ao tôm đã được 1-2 tháng tuổi, có ao tôm mới thả nuôi. Điều này có nghĩa việc nuôi tôm ở đây gần như không theo một mùa vụ nhất định nào trong năm.
Theo khuyến cáo của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm người nuôi tôm phải ngưng vụ từ 3-4 tháng để làm công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở đây phát triển theo hướng tự phát gần như không có thời gian nghỉ.
Chính điều này cũng lý giải vì sao năm 2013, Ninh Thuận có 120ha ao tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Mua dụng cụ thú y ở các cửa hàng bán thuốc thú y, bao gồm: Xi lanh bằng sắt có ốc định lượng (Trung Quốc sản xuất) dung tích 10ml, panh bằng kim loại, hộp kim tiêm gia súc, gia cầm, các loại kích cỡ số: 7, 9. Loại kim tiêm ngắn, tiêm dưới da 1cm, kim tiêm dài, để tiêm bắp 2cm. Mỗi loại, mỗi cỡ 2-3 chiếc đề phòng tắc, gẫy kim tiêm khi thao tác.

Nuôi tôm càng xanh luân canh trong vuông tôm sú là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau). Điều này làm bất ngờ đối với người dân địa phương, bởi trước đây người dân chỉ dám mơ ước 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, thế mà từ những thử nghiệm ban đầu, đến nay người dân xã Biển Bạch phấn khởi vì nuôi tôm càng xanh tăng thu nhập gấp đôi vụ lúa.

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...