Năm 2013, Ninh Thuận Có 120 Ha Ao Tôm Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.
Mặc dù đang trong thời điểm ngưng vụ, nhưng ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận rất nhộn nhịp. Có ao tôm đã bắt đầu được xuất bán, có ao tôm đã được 1-2 tháng tuổi, có ao tôm mới thả nuôi. Điều này có nghĩa việc nuôi tôm ở đây gần như không theo một mùa vụ nhất định nào trong năm.
Theo khuyến cáo của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm người nuôi tôm phải ngưng vụ từ 3-4 tháng để làm công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở đây phát triển theo hướng tự phát gần như không có thời gian nghỉ.
Chính điều này cũng lý giải vì sao năm 2013, Ninh Thuận có 120ha ao tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đến năm 2020, bên cạnh chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển thì chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế. Theo đó, nhiều giải pháp được đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh như hình thành liên kết; chính sách khuyến khích phát triển trong đó có vốn, đào tạo kỹ thuật.

Gà đồi Yên Thế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để từng bước nâng cao công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. UBND huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều giải pháp cam kết đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen.

Vào những ngày này, du khách có dịp ghé qua “vương quốc” trái cây Chợ Lách, tỉnh Bến Tre hoặc Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Phong Điền, TP Cần Thơ; Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long… sẽ không khỏi choáng ngộp trước những vườn cây trái sum suê, ngọt lành.

Trong các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, nổi lên Dự án “Ngân hàng bò” do T.Ư Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Việt Nam được triển khai, thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn 6 huyện 30a.