Năm 2013, Ninh Thuận Có 120 Ha Ao Tôm Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.
Mặc dù đang trong thời điểm ngưng vụ, nhưng ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận rất nhộn nhịp. Có ao tôm đã bắt đầu được xuất bán, có ao tôm đã được 1-2 tháng tuổi, có ao tôm mới thả nuôi. Điều này có nghĩa việc nuôi tôm ở đây gần như không theo một mùa vụ nhất định nào trong năm.
Theo khuyến cáo của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm người nuôi tôm phải ngưng vụ từ 3-4 tháng để làm công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở đây phát triển theo hướng tự phát gần như không có thời gian nghỉ.
Chính điều này cũng lý giải vì sao năm 2013, Ninh Thuận có 120ha ao tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh Bình Dương vừa cho biết, qua 3 năm thực hiện Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016 (Quyết định số 45).

Những ngày này, người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đang tất bật thu hoạch chôm chôm. Ai cũng vui vẻ, hồ hởi vì chôm chôm năm nay được mùa, được giá.

Gần đây, bưởi da xanh xuất hiện nhiều trên vùng đất sỏi cơm thuộc ấp 18 Gia đình, xã Bảo Quang (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Trong hai ngày 20 và 21/11/2015, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức chương trình hỗ trợ bà con nông dân 2 xã Liên Châu, Tề Lỗ (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) tiêu thụ 1.500 buồng chuối, tương đương với 30 tấn chuối tiêu hồng đang đến thời điểm thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra.