Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ

Trước khi có lệnh cấm ngày 7/8/2014, Na Uy XK rất nhiều thủy sản sang Nga. Na Uy đang phải tìm kiếm những thị trường mới cho các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là cá hồi và cá tuyết Na Uy.
Na Uy XK thủy sản sang 140 quốc gia. Nước này đang có ý định XK thủy sản sang các thị trường mới như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia ở Trung và Đông Âu. Trong đó, Ấn Độ là 1 thị trường tiềm năng.
Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.
Na Uy đã không đặt bất kỳ mục tiêu nào cho việc XK thủy sản sang Ấn Độ. Ở giai đoạn này, các DN Na Uy bắt đầu tiếp xúc với các nhà NK thủy sản và các hãng bán lẻ của Ấn Độ. Theo ông Christian Chramer, Việc ký Hiệp định Thương mại Tự do giữa Na Uy và Ấn Độ sẽ là 1 dấu mốc quan trọng trước khi đưa ra các mục tiêu.
Na Uy đã XK thủy sản sang Ấn Độ trong hơn 10 năm nay nhưng khối lượng còn hạn chế. Cá hồi Na Uy XK sang Ấn Độ thường đi qua Đan Mạch, Ba Lan và Hà Lan.
Được biết, Ấn Độ chỉ NK khoảng 60 tấn cá hồi vào năm 2013, phần lớn trong số đó từ Na Uy. Do đó, Na Uy có cơ sở để tin rằng Ấn Độ sẽ là thị trường tốt cho thủy sản Na Uy.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38695/Na-Uy-tang-cuong-XK-thuy-san-sang-An-Do.htm
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.

Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.

Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.

Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.

Bưởi ở xã Bạch Đằng nổi tiếng với thương hiệu bưởi lá cam có vị hơi chua thanh, ngon ngọt đặc trưng chỉ có ở xã Cù lao Bạch Đằng, TX.Tân Uyên. Nhằm góp phần đưa bưởi trong xã đi xa, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng được thành lập với 12 thành viên. Qua thời gian hoạt động, thu nhập của các thành viên trong tổ lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.